Nhiều người nghĩ so với mùa hè, chúng ta cần ít nước hơn vào mùa đông nhưng thực tế cơ thể con người vẫn cần nước hàng ngày.
Không uống đủ nước trong mùa đông dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
1. Mất nước khiến cơ thể mệt mỏi và dẫn tới các hệ quả xấu
2. Nhu cầu nước của mọi người là bao nhiêu?
3. 5 lý do khiến việc uống nhiều nước hơn vào mùa đông rất quan trọng
Trong những ngày hè nóng nực, việc uống một cốc nước mát luôn khiến bạn sảng khoái và bạn có xu hướng muốn uống nước nhiều hơn. Nhưng khi mùa đông đến, nhiệt độ giảm xuống nên nhiều người không muốn uống nước và chỉ uống khi thật khát mà không biết rằng mình có thể dễ dàng bị mất nước ngay cả trong mùa đông.
1. Mất nước khiến cơ thể mệt mỏi và dẫn tới các hệ quả xấu
Nước là thành phần thiết yếu và chiếm khoảng 60 -70% trọng lượng cơ thể người. Cơ thể phụ thuộc vào nước để tồn tại cũng như điều chỉnh các chức năng thiết yếu hàng ngày bao gồm duy trì cân bằng nội môi, vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải cũng như cung cấp nước cho các mô và cơ quan. Thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, táo bón và thậm chí gây tụt huyết áp, trụy tim nguy hiểm tính mạng.
Bổ sung nước trong thời tiết lạnh luôn là điều cần thiết.
Tình trạng mất nước nhẹ làm suy giảm chức năng của các tế bào nối mạch m.áu gần giống như hút t.huốc l.á. Mất nước cũng có liên quan đến tình trạng viêm, cứng động mạch, điều hòa huyết áp và các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ – mức độ mà mọi người bắt đầu cảm thấy khát – cũng có liên quan đến việc khó tập trung, trí nhớ kém và tâm trạng tồi tệ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống ít nước có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, sỏi thận và n.hiễm t.rùng đường tiết niệu cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc hydrat hóa kém với bệnh đái tháo đường.
2. Nhu cầu nước của mọi người là bao nhiêu?
Nhu cầu nước của chúng ta thay đổi hàng ngày dựa trên các yếu tố như nhiệt độ môi trường và mức độ hoạt động. Nếu bạn là một người luyện tập cường độ cao hoặc vận động trên 4 giờ mỗi ngày, nhu cầu về nước của bạn sẽ cao hơn so với người ít vận động. Môi trường sống hoặc du lịch cũng tạo ra sự khác biệt lớn về lượng nước tiêu thụ. Thời tiết nóng hoặc lạnh và độ cao đều có thể ảnh hưởng đến cơ thể và dẫn đến mất nước nếu bạn không uống đủ nước.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Mỗi nhóm t.uổi có nhu cầu nước uống khác nhau. Trẻ nhỏ nên uống 1 lít nước mỗi ngày, trẻ lớn hơn 50ml nước/1kg cân nặng, người trưởng thành 2-2,5 lít nước/ngày, người lao động nặng, ra nhiều mồ hôi cần thêm 500ml-1 lít nước/ngày.
Theo khuyến nghị của Viện Y học liên bang Hoa Kỳ, phụ nữ nên uống 2,7 lít và nam giới 3,7 lít nước mỗi ngày. Nghe có vẻ nhiều nhưng lượng nước này bao gồm cả các loại đồ uống và thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Trong đó lượng nước từ thực phẩm đóng góp khoảng 20% tổng lượng nước hàng ngày nên nói chung là phụ nữ nên uống 8-10 cốc và nam giới nên uống khoảng 10-12 cốc nước mỗi ngày (mỗi cốc có dung tích 200ml).
Vào mùa đông, nếu bạn lười uống nước thì nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có độ ẩm cao như súp, trái cây và rau quả chứa nhiều nước như bông cải xanh, dâu tây, dưa hấu, và cần tây.
3. 5 lý do khiến việc uống nhiều nước hơn vào mùa đông rất quan trọng
3.1 Khắc phục tình trạng mất nước trong mùa đông
Bạn có thể nghĩ rằng vào mùa đông bạn ít đổ mồ hôi hơn nên không cần uống nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có thể không đổ mồ hôi nhiều trong mùa đông nhưng lại bị mất độ ẩm theo những cách khác, điều này có thể dẫn đến mất nước.
Vào mùa đông, độ ẩm môi trường thường khô hơn cơ thể bạn dễ mất nước nhiều hơn qua hít thở. Thêm vào đó, trong môi trường lạnh, thận thực sự bài tiết nhiều nước tiểu hơn khiến cơ thể dễ mất nước hơn.
Khi thời tiết lạnh hơn, bạn sẽ khó nhận thấy cơ thể đang đổ mồ hôi hơn. Mồ hôi kết hợp với những lớp quần áo mặc thêm và không khí khô hơn có thể khiến cơ thể bị mất nước mà chúng ta không hề hay biết. Đó là lý do tại sao việc uống nước suốt cả ngày lại quan trọng.
3.2 Uống đủ nước hỗ trợ giảm cân
Mùa đông là mùa bạn cần bổ sung năng lượng để giữ ấm cho mình. Đó là lý do tại sao mọi người thường tăng một vài cân trong mùa đông. Tuy nhiên, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Uống nước cũng có thể giúp chống lại cơn đói. Thay vì lấy một bát đồ ăn nhẹ, hãy uống một cốc nước ấm sẽ giúp bản thân đốt cháy một ít calo.
Uống đủ nước suốt cả ngày là một trong những điều hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe và tinh thần.
3.3 Quá trình hydrat hóa giúp cơ thể chống mệt mỏi
Việc chúng ta cảm thấy hơi uể oải trong mùa đông là điều bình thường và bạn chống chọi với cơn mệt mỏi ban ngày bằng một tách cà phê hoặc trà. Tuy nhiên, cách lành mạnh để chống mệt mỏi trong mùa đông là uống nhiều nước hơn. Thiếu nước có thể khiến bạn cảm thấy uể oải. Để giữ cho mình tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào một buổi chiều mùa đông u ám, hãy uống nước thường xuyên.
3.4 Uống đủ nước giúp làn da sạch hơn
Uống ít nước trong mùa đông có thể dẫn đến kích ứng da và nổi mụn. Khi bạn uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ các tạp chất gây ra các vấn đề về da. Vào mùa đông, không khí lạnh mùa đông và không khí khô từ máy sưởi có thể khiến da bạn xỉn màu và khô. Khi bạn uống nhiều nước hơn, da vẫn được giữ đủ ẩm khiến gương mặt bạn trông khỏe mạnh và tươi sáng lên.
3.5 Nước giúp thải độc cơ thể
Uống đủ nước sẽ loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và do đó giúp bạn khỏe mạnh. Trong mùa đông, mọi người có xu hướng ít vận động và tránh các hoạt động thể chất, do đó, việc uống nhiều nước, nhất là nước ấm hơn vào mùa đông là đặc biệt quan trọng.
Các chuyên gia cho biết, chất lỏng từ trà và cà phê cũng được tính vào quá trình hydrat hóa. Ngay cả soda và nước trái cây về mặt kỹ thuật cũng góp phần vào lượng chất lỏng hàng ngày, mặc dù các chuyên gia không khuyên dùng chúng vì chứa lượng đường cao. Cần lưu ý tránh uống cà phê và rượu càng nhiều càng tốt. Những loại đồ uống này có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
Những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh
Vào những ngày trời lạnh nhiệt độ hạ thấp, bạn nên ăn những loại thực phẩm như: các loại thịt nạc, cháo yến mạch, khoai lang, socola đen… để giúp giữ ấm cơ thể từ bên trong.
Thức ăn mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể và khiến bạn cảm thấy ấm hơn. Thuật ngữ y học cho quá trình này gọi là sinh nhiệt, là quá trình cơ thể bạn tạo ra nhiệt do chuyển hóa thức ăn. Một số nhóm thực phẩm có hiệu ứng nhiệt cao hơn những nhóm khác như các loại thức ăn có nhiều chất béo lành mạnh, protein và carbohydrate. Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp giữ ấm cho bạn trong thời tiết lạnh giá.
Protein từ thịt
Ngoài việc có hiệu ứng nhiệt cao nhất trong ba chất dinh dưỡng đa lượng chính, protein còn có mức độ no cao. Thực phẩm giàu protein giúp giữ lượng đường trong m.áu ổn định giữa các bữa ăn và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Thịt nạc là một loại thực phẩm giàu khoáng chất có thể giúp cơ thể bạn ấm lên trong mùa lạnh.
Các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu nạc và thịt xay 90% nạc hoặc thịt thăn nạc đều là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn trong mùa đông.
Canh nóng hoặc súp cà chua
Mùa đông, ăn một bát canh nóng hoặc canh cà chua rất có lợi cho cơ thể trong những ngày nhiệt độ thời tiết xuống thấp. Cà chua giàu vitamin C và lycopene có thể tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong và giúp cơ thể tránh được những bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm cúm, viêm mũi, sổ mũi,…
Cháo yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ và protein thực vật. Bắt đầu ngày mới với bữa sáng nóng hổi gồm yến mạch và các loại ngũ cốc khác. Trời lạnh ăn cháo yến mạch có tác dụng làm ấm và giữ ấm cơ thể rất tốt.
Chất xơ có thể cải thiện lượng cholesterol của bạn và khiến bạn cảm thấy no. Ngoài ra, yến mạch còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa sáng lành mạnh.
Rau lá xanh
Bạn có biết rằng các loại rau lá xanh như cải xoăn, lá bạc hà, rau bina,… còn giúp cơ thể bạn ấm lên đáng kể. Không chỉ ăn vào mùa đông mới ngon mà ăn mùa nào trong năm cũng tốt. Ngoài tác dụng giúp xua tan cái lạnh, những loại rau lá xanh này còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.
Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen có đặc tính chống viêm và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến trong mùa đông như: viêm đường hô hấp, cảm lạnh, ho và thậm chí là viêm khớp. Trong bữa ăn ngày lạnh, chỉ cần thêm một chút hạt tiêu vào món ăn sẽ giúp cơ thể bạn chống chọi với cái lạnh bên ngoài và ngăn ngừa bệnh tật.
Thêm hạt tiêu vào bữa ăn trong mùa đông để bảo vệ cơ thể.
Táo
Nhiều người chia sẻ với nhau rằng, mỗi ngày ăn một quả táo thì cả mùa đông sẽ không cần dùng đến thuốc. Nói như vậy để thấy công dụng hữu ích của loại quả này đối với sức khỏe của chúng ta.
Hàm lượng vitamin C và kali cao trong táo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chất xơ giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Táo giàu chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất nên giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất và tăng cường hệ thống miễn dịch trong mùa đông.
Socola đen
Một cốc socola nóng hổi, thơm lừng sẽ giúp làm ấm cơ thể ngay lập tức, bạn cũng có thể ăn một miếng socola đen nguyên chất hàng ngày để tăng cường trao đổi chất và hệ miễn dịch trong mùa đông. Ngoài ra, chất theobromine trong socola đen còn giúp cơ thể đẩy lùi các triệu chứng cảm lạnh.
Socola đen giúp cung cấp năng lượng tức thời.
Khoai lang
Khoai lang và các loại rau củ khác cần nhiều năng lượng hơn để di chuyển trong quá trình tiêu hóa, làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Chứa nhiều vitamin A, vitamin C và kali, khoai lang có thể bổ sung chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho bữa ăn mùa đông thêm ấm áp./.