Trời lạnh người bị Tăng huyết áp cần lưu ý điều này để không ‘c.hết đi sống lại nhiều lần’

Mới đây, các bác sĩ BVĐK tỉnh Tuyên Quang vừa can thiệp tim mạch thành công cho bệnh nhân N.M.H ở Yên Sơn, Tuyên Quang.

Bệnh nhân liên tục ngừng tim, các bác sĩ vừa can thiệp và ấn tim, bóp bóng…

Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, ông H đau ngực, nôn ói, khó thở được gia đình đưa đi cấp cứu tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang.

Được biết, ông H có t.iền sử tăng huyết áp nhưng không uống thuốc thường xuyên. Khi vào viện, ông H được chẩn đoán bị nhồi m.áu cơ tim cấp giờ thứ 3 kèm theo rối loạn huyết động và rối loạn nhịp tim.

Phạm Ngọc Tân – Khoa Nội – Tim mạch, trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân đã trong tình trạng nguy hiểm, cần phải can thiệp tim mạch ngay lập tức nếu chậm trễ, bệnh nhân sẽ t.ử v.ong.

Cũng theo bác Tân, trước khi vào can thiệp, ông H xuất hiện ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn. Bác sĩ dự đoán có thể xảy ra các cơn ngừng tuần hoàn tiếp nên trong quá trình cấp cứu kíp bác sĩ đã cấy tạm máy tạo nhịp tim.

Đúng như dự đoán, bệnh nhân được đưa lên bàn can thiệp nhưng vẫn liên tục phải cấp cứu ngừng tuần hoàn. Ê kíp can thiệp đã theo dõi sát sao nếu phát hiện ngừng thở sẽ tiến hành ép tim, bơm bóng ngay lập tức.

troi lanh nguoi bi tang huyet ap can luu y dieu nay de khong chet di song lai nhieu lan 08c 7050979

Kip bác sĩ trực tiếp can thiệp cho bệnh nhân (ảnh BVCC)

Bác sĩ Tân cũng chia sẻ, rất may là thời gian ngừng tuần hoàn của bệnh nhân ít nên không bị mất ý thức hoàn toàn, theo đó trong suốt quá trình can thiệp các bác sĩ luôn “cân não”nhìn sát vào màn hình và có bất thường là ép tim tim ngay. Toàn bộ các dụng cụ cho cấp cứu ngừng tuần hoàn luôn có sẵn trong phòng can thiệp.

“Chúng tôi nghĩ rằng bệnh nhân khó có thể sống được vì hàng chục năm làm can thiệp đây là ca hi hữ nhất nhưng sau nỗ lực, cuối cùng bệnh nhân đã được cứu sống, 1 tiếng sau đó ông H. đã tỉnh. Hiện tại, bệnh nhân đã bỏ máy tạo nhịp tim “- bác sĩ Tân cho hay.

Bác sĩ Tân cũng chia sẻ thêm, nguyên nhân gây ra nhồi m.áu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch bị nứt hoặc vỡ, các tế bào m.áu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp m.áu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu m.áu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, suy tim, đột tử.

Ông H có t.iền sử Tăng huyết áp nhưng lại không được theo dõi điều trị và uống thuốc thuờng xuyên là rất nguy hiểm và điều này gây ra nhiều biến chứng tim mạch.

Bác sĩ Tân khuyến cáo, bệnh nhồi m.áu cơ tim ngày càng tăng. Đặc biệt vào mùa đông diễn biến thời tiết, thay đổi nhiệt độ nhanh biến cố tim mach, đột quỵ cũng tăng lên. Khi có dấu hiệu đau ngực, vã mồ hôi, đau ngực dữ dội bệnh nhân cần vào viện nhanh chóng. Nếu chậm trễ, bệnh nhân đau nhiều quá có thể sốc tim, trụy mạch và t.ử v.ong.

Người trưởng thành: Chỉ số nhịp tim và huyết áp như thế nào là chuẩn?

Ở người trưởng thành và cao t.uổi, nhịp tim đ.ập nhanh hay chậm đều không tốt cho sức khỏe, nhịp tim lý tưởng từ 60-80 lần/phút.

Thạc sĩ – bác sĩ Lý Hoàng Anh, khoa Phẫu thuật Tim t.rẻ e.m, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nhịp tim của người lớn bình thường lúc nghỉ khoảng 60-100 lần/phút. Nhịp tim chậm là dưới 60 lần/phút và nhịp tim nhanh là trên 100 lần/phút. Do đó, nhịp tim đ.ập nhanh hay chậm đều không tốt cho sức khỏe của bạn.

Theo các chuyên gia, nhịp tim lý tưởng cho trái tim khỏe từ 60-80 lần/phút. Khi nhịp tim lúc nghỉ lớn hơn 100 lần/phút hoặc dưới 60 lần/phút hoặc có các triệu chứng như ngất xỉu, chóng mặt, khó thở hoặc đ.ánh trống ngực… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

nguoi truong thanh chi so nhip tim va huyet ap nhu the nao la chuan ff7 7050309

Nhịp tim lý tưởng cho trái tim khỏe từ 60-80 lần/phút. Ảnh SHUTTERSTOCK

Tăng huyết áp có thể gây nhồi m.áu cơ tim, xuất huyết não

Bên cạnh nhịp tim, theo tiến sĩ – bác sĩ Trần Hòa, Phó trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, huyết áp là một chỉ số đáng quan tâm ảnh hưởng đến tim mạch.

Một người được xác định mắc tăng huyết áp khi một trong hai chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Tuy chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản, mỗi người có thể chủ động phát hiện tăng huyết áp bằng cách tự đo huyết áp tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy nhiều người bệnh không biết mình bị tăng huyết áp. Người dân còn chủ quan, chưa chú trọng việc đo huyết áp và chủ động tầm soát khiến số người bệnh được chẩn đoán vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Đối với người đã được chẩn đoán tăng huyết áp, phần lớn người bệnh không tuân thủ điều trị vì bệnh hầu như không gây triệu chứng điển hình. Nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả, tăng huyết áp có thể gây nhồi m.áu cơ tim, xuất huyết não, nhồi m.áu não và nhiều biến chứng khác lên tim, mắt, thận, mạch m.áu…

Một vấn đề đáng lo ngại đó là người được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị cũng chiếm đến 50%. Bên cạnh đó, nhiều người dù đã được chẩn đoán, điều trị nhưng huyết áp vẫn không đạt được huyết áp mục tiêu (dưới 140/90 mmHg).

nguoi truong thanh chi so nhip tim va huyet ap nhu the nao la chuan d8f 7050309

Với người bệnh cao huyết áp mức huyết áp mục tiêu cần đạt được dưới 140/90 mmHg. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nguyên nhân thường do người bệnh không tuân thủ điều trị bằng thuốc và có lối sống chưa phù hợp (thói quen ăn mặn, thiếu vận động, thừa cân, béo phì…). Đặc biệt trong việc điều trị bằng thuốc, người bệnh thường quên uống thuốc, chưa phối hợp thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ hoặc uống thuốc không đủ liều theo chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn đo huyết áp đúng cách

Theo bác sĩ Hòa, khuyến cáo mới nhất của phân hội Tăng huyết áp – Hội tim mạch quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp cho biết, người bệnh cần chủ động đo huyết áp đúng cách tại nhà. Đây một phương pháp đơn giản và thuận tiện để theo dõi sức khỏe, góp phần kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Trước khi đo, cần kiểm tra máy để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại máy đang dùng, nhất là phần hướng dẫn về vị trí đặt, mức độ đóng chặt của dải quấn. Cần chọn băng quấn thích hợp và bao quanh cánh tay, băng quấn đặt ở vị trí ngang tim. Máy đo huyết áp phải được hiệu chỉnh mỗi 6 – 12 tháng một lần để duy trì độ chính xác.

Cần giữ cơ thể cố định, ngồi xuống và thở đều đặn, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất và hai chân không bắt chéo nhau. Nên nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, không uống cà phê, rượu bia, chất kích thích, hút t.huốc l.á trước đo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *