Một cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần đang là gánh nặng cho t.rẻ e.m và thanh, thiếu niên trên toàn thế giới.
Đối với những người trẻ nhiễm HIV, thực tế còn khắc nghiệt hơn.
Tỷ lệ người trẻ nhiễm HIV tại châu Phi chưa được chẩn đoán và điều trị vẫn tương đối cao. (Nguồn: DFID – Bộ Phát triển Quốc tế Anh)
Những cuộc đấu tranh thầm lặng và đơn độc
Khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở châu Phi là một thách thức cấp bách đối với những người trẻ sống chung với HIV. Họ gánh chịu sức nặng của căn bệnh mãn tính h.ành h.ạ bản thân và cố gắng tồn tại trong một xã hội đầy sự kỳ thị. Trầm cảm, lo âu và cô lập dường như trở thành “bạn đồng hành” quen thuộc.
Tại Hội nghị quốc tế về sức khỏe cộng đồng ở châu Phi (CPHIA) diễn ra vào đầu tháng 12, nhiều người trẻ đã lên tiếng về những vấn đề cấp bách đối với sức khỏe tâm thần của thanh, thiếu niên ở châu Phi. Paul Mavesere Ndhlovu là một trong những người trẻ như vậy. Anh thuộc nhóm lãnh đạo trẻ của Hiệp hội AIDS Quốc tế. Kể từ năm 2016, anh đã hỗ trợ điều trị cộng đồng cho rất nhiều thanh, thiếu niên ở Zimbabwe với nhiệm vụ chính là giúp các bạn trẻ nhiễm HIV chấp nhận tình trạng của mình, tuân thủ điều trị và đào tạo cho những người chăm sóc. Anh nhận ra cuộc đấu tranh thầm lặng của những bạn trẻ sống chung với HIV không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay một châu lục, đó là trở ngại với người trẻ nhiễm HIV nói chung trên thế giới.
Ndhlovu chia sẻ với All Africa: “Tưởng tượng những người trẻ phải sống chung với HIV sẽ cảm thấy như thế nào khi hẹn hò, yêu đương và tham gia những hoạt động xã hội khác. Việc chấp nhận chính mình đã là một điều khó khăn, chia sẻ điều đó với người khác là một trở ngại còn lớn hơn thế”. Trước hết là nỗi sợ hãi trước khi tiết lộ thông tin bản thân nhiễm HIV. Sau đó là những áp lực tâm lý khi phải sống chung với HIV cùng sự đ.ánh giá của những người xung quanh. Không phải lúc nào họ cũng nhận được sự đồng cảm và hỗ trợ cần thiết, thậm chí đối với rất nhiều bạn trẻ, đây là một cuộc chiến đơn độc của chính họ.
“Chỉ điều trị thuốc chưa đủ. Chấp nhận tình trạng hiện tại của mình là động lực để người trẻ tiếp nhận điều trị”, Ndhlovu nói. Do đó, việc kết nối những người trẻ nhiễm HIV với những nhà tư vấn tâm lý là rất quan trọng. Các cố vấn như Ndhlovu làm việc tại các phòng khám thuộc Bộ Y tế nhằm giúp đỡ mọi người đều được xét nghiệm, hỗ trợ và được cung cấp những công cụ cần thiết để vượt qua mặc cảm tâm lý và chấp nhận bản thân. Những cố vấn này trở thành một trong số những trụ cột nâng đỡ họ, giúp người trẻ tuân thủ điều trị và vượt qua sự kỳ thị.
“Nếu người trẻ bị cô lập, không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bạn bè, không tham gia bất kỳ nhóm hỗ trợ, thì họ sẽ dễ bị tổn thương hơn sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử. Sự giúp đỡ tinh thần, đồng cảm và chia sẻ từ những người trẻ khác cùng trang lứa chính là “chìa khóa” để giải quyết sự kỳ thị, phân biệt đối xử và góp phần vào giáo dục xã hội”, anh cho biết thêm. Đến nay, Zimbabwe đã đạt được các mục tiêu 95-95-95 của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, vấn đề cung cấp các dịch vụ tâm lý xã hội cho những người nhiễm HIV vẫn chưa được quan tâm.
Ndhlovu cho biết: Tâm trí của giới trẻ luôn bị tấn công bởi những câu hỏi như liệu tôi có được đi học, tìm được việc làm, tình yêu hay có con không. Họ gặp rắc rối với việc định hướng các mối quan hệ và đối mặt với áp lực lớn từ xã hội, thậm chí từ chính những người gần gũi, thân yêu nhất của mình như gia đình, người yêu, bạn bè,… Áp lực thường trực khiến sức khỏe tâm thần của họ dần suy yếu. Tuy nhiên, vì các dịch vụ tâm lý hỗ trợ nhóm đối tượng này còn hạn chế, nên người trẻ phải tiếp tục sống chung và tự đấu tranh với các bệnh lí tâm thần như căng thẳng, lo âu, trầm cảm,… và HIV.
Đây không chỉ là vấn đề của riêng Zimbabwe, mà của nhiều quốc gia châu Phi khác và trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị các quốc gia cần ưu tiên sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với giới trẻ. Các hướng dẫn mới của WHO kêu gọi các nước nắm bắt và mở rộng các sáng kiến hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội.
Vòng luẩn quẩn của bạo lực tinh thần và HIV
Ở Kenya, HIV/AIDS được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong cho t.rẻ e.m gái và phụ nữ trẻ. Do đó, các phương pháp điều trị chủ động như điều trị ARV rất quan trọng nhằm kéo giảm tỉ lệ t.ử v.ong và ngăn ngừa bệnh lây lan. Tuy nhiên, rất nhiều cô gái và phụ nữ trẻ nhiễm HIV đã không kiên trì với phương pháp điều trị này.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng vào tháng 10/2023, đã chỉ ra bạo lực tinh thần và sức khỏe tâm thần yếu kém là yếu tố trở ngại chính trong việc duy các phương pháp điều trị HIV cho phụ nữ trẻ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford (Hoa Kỳ) và Viện Nghiên cứu y tế Kenya (KEMRI) đã cùng phối hợp khảo sát, nghiên cứu trên một nhóm đối tượng các phụ nữ trẻ nhiễm HIV nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị HIV tại Kenya, nhất là với giới trẻ. Đây cũng được xem là nghiên cứu đầu tiên làm sáng tỏ mối quan hệ giữa bạo lực gia đình, sức khỏe tâm thần và việc tuân thủ điều trị ARV.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ các cô gái v.ị t.hành n.iên và phụ nữ trẻ không chấp nhận điều trị lớn hơn gấp đôi đối với nhóm người từng bị bạo lực tinh thần so với nhóm người không bị. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ trung bình hoặc nặng so với những phụ nữ không bị trầm cảm hoặc chỉ ở mức nhẹ. Phụ nữ trẻ có xu hướng trầm cảm nặng hơn khi đã từng trải qua các hành vi bạo lực từ chính người yêu của mình. Điều đáng ngạc nhiên là bạo lực thể chất và bạo lực t.ình d.ục có tác động ít đáng kể hơn đến việc không tuân thủ điều trị so với bạo lực tinh thần.
Cũng giống như Zimbabwe, Bộ Y tế Kenya ưu tiên giải quyết tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở thanh, thiếu niên cao và áp dụng nhiều giải pháp để thanh, thiếu niên tuân thủ tốt hơn các phương pháp điều trị của họ.
Nhưng vấn đề sức khỏe tâm thần của họ vẫn còn bỏ ngỏ. Ngành y tế nước này thiếu dữ liệu cần thiết để hiểu rõ lý do tại sao có nhiều người trẻ bỏ dở điều trị giữa chừng.
Isdorah Odero, điều phối viên dự án tại KEMRI cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng những phát hiện của nghiên cứu có thể nâng cao nhận thức và làm căn cứ tăng thêm các dịch vụ chống bạo lực với phụ nữ trẻ nhiễm HIV tại Kenya, nâng cao sức khỏe tinh thần và hỗ trợ họ tuân thủ phương pháp điều trị HIV”.
Trên khắp thế giới, bạo lực, sức khỏe tâm thần kém và HIV là một chu kỳ luẩn quẩn với nhiều thanh, thiếu niên trong độ t.uổi 15 – 24 t.uổi. Thống kê chỉ ra, hơn 50% số thanh, thiếu niên và phụ nữ trẻ bị bạo lực sẽ mắc các vấn đề bệnh lý tâm thần và tỷ lệ người trải qua các hành vi bạo lực càng nhiều trong cuộc đời của họ thì khả năng bị nhiễm HIV cũng tăng cao hơn.
Phó Giáo sư lâm sàng về nhi khoa Clea Sarnquist cho rằng, nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương này dường như đã bị “lãng quên” trong các nghiên cứu, khảo sát đ.ánh giá các biện pháp can thiệp về HIV/AIDS. “Đó là một lỗ hổng nghiên cứu quan trọng không chỉ trong công tác chăm sóc và điều trị HIV mà còn trong việc ngăn ngừa HIV trên toàn cầu”, Sarnquist chỉ ra.
Về giải pháp, các nhà nghiên cứu cho rằng, các giải pháp trị liệu tâm lý dựa trên cộng đồng có thể phát huy hiệu quả. Trong đó, phương pháp can thiệp dễ tiếp cận, ít tốn kém và khả thi nhất có thể kể tới “Ghế tình bạn” – chương trình đã được phát triển ở Zimbabwe, giúp trao quyền cho các thành viên cộng đồng hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho thanh, thiếu niên nhiễm HIV. Họ bao gồm các nhân viên y tế cộng đồng, thường là người phụ nữ lớn t.uổi tại địa phương, được đào tạo, huấn luyện để cung cấp liệu pháp thay đổi hành vi nhân thức cho người trẻ mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm. Những nhân viên y tế này sẽ ngồi với khách hàng của họ ở ngoài trời, dưới tán cây, trên những chiếc ghế gỗ trong công viên, tạo ra những không gian an toàn và cảm giác thân thuộc đối với người trẻ để họ có thể trò chuyện, chia sẻ những khúc mắc tâm lý của mình.
Corrie Mevis Omollo, nhà khoa học xã hội của KEMRI cho biết, cách tiếp cận này có thể cải thiện đáng kể về mặt tâm lý đối với những phụ nữ có HIV. “Cộng đồng và phụ nữ trẻ cần nhận ra thực tế rằng các hình thức bạo lực như bị tát hoặc la mắng không thực sự bình thường và cần phải hành động”, bà nhấn mạnh họ cần phải nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Nhiều trẻ bị rối loạn học tập nhưng cha mẹ không biết
Trẻ có rối loạn học tập được chẩn đoán ít, bởi nhiều cha mẹ quan niệm khi lớn sẽ khỏi khiến nhiều trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thế dẫn đến việc trẻ thậm chí bỏ học vì kết quả học tập không tốt, hoặc có thêm vấn đề về tâm lý hệ lụy từ rối loạn học tập.
Nhiều trẻ được phát hiện muộn
Chiều 20/11, tại hội thảo về Rối loạn học tập do Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, BS Cao Thị Ánh Tuyết chia sẻ, cách đây ít lâu, bệnh viện tiếp nhận nam thiếu niên 14 t.uổi với chẩn đoán rối loạn học tập và rối loạn cảm xúc, hành vi vào điều trị.
Khi sinh ra, n.am s.inh có sức khoẻ hoàn toàn bình thường, tuy nhiên đến năm 4 t.uổi vẫn chỉ nói được các câu ngắn, khó khăn trong việc mô tả một bức tranh hoặc kể câu chuyện một cách liền mạch, không thuộc lời được những bài hát hoặc bài thơ đơn giản như bạn cùng lứa t.uổi.
Khi đi học tiểu học, trong quá trình học tập cháu bé tiếp thu được các kiến thức, có thể ghi nhớ các kiến thức được dạy và áp dụng các công thức toán học bình thường. Tuy nhiên, lại có khó khăn trong học môn tiếng Việt như khó chép chính tả, chép sai từ trong sách in ra vở.
Các bác sĩ Viện Sức khoẻ tâm thần chia sẻ thông tin tại hội thảo
“Bệnh nhân học giỏi Toán từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng lại nói chuyện không rành mạch, thường không nghĩ ra từ, phải sử dụng ngôn ngữ cơ thể để mô tả lời nói. Khi lên THCS, cháu học kém môn Văn, có thể đọc hiểu tuy nhiên vốn từ ít, khó viết được một đoạn văn liền mạch; đồng thời kém trong các môn học yêu cầu sự khéo léo như thủ công cắt tỉa giấy, lắp ráp mô hình. Bệnh nhân vận động chậm, ít giao tiếp với các bạn và các kỹ năng tương tác xã hội bị kém”, BS Tuyết cho biết thêm.
Theo chia sẻ của vị bác sĩ, 6 tháng nay khi bắt đầu lên lớp 9, n.am s.inh chuyển đến học ở trường mới và bị các bạn cùng lớp trêu chọc, lại càng khiến cậu bé khiến ít giao tiếp với mọi người xung quanh hơn. N.am s.inh xuất hiện biểu hiện buồn chán, mệt mỏi, kém tập trung, dễ nổi nóng, cáu gắt, cãi lại lời bố mẹ, cảm giác căng thẳng khi phải tập trung, học lực giảm sút nhiều… Lúc này cha mẹ mới đưa con tới Viện Sức khỏe tâm thần khám.
“Với chẩn đoán rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát t.uổi thanh thiếu niên, rối loạn học tập, trẻ được điều trị nội trú bằng liệu pháp can thiệp tâm lý và dùng thuốc. Sau 10 ngày các triệu chứng căng thẳng, cáu gắt buồn chán thuyên giảm. Bệnh nhân được xuất viện và tư vấn tiếp tục điều trị can thiệp tâm lý, cần hỗ trợ của các nhà giáo dục”, BS Tuyến cho biết.
Theo các bác sĩ, Viện Sức khoẻ tâm thần tiếp nhận khá nhiều trường hợp rối loạn học tập vào thăm khám, nhưng hầu như không được phát hiện sớm, nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng muộn.
Trẻ có dấu hiệu rối loạn học tập cần phải được phát hiện sớm để can thiệp kịp thời. (Ảnh minh hoạ)
Dấu hiệu nào để nhận biết rối loạn học tập ở trẻ?
BS Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần Nhi, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, cần nhìn nhận với trẻ rối loạn học tập khác với trẻ mang hội chứng tự kỷ hay khuyết tật trí tuệ.
Rối loạn học tập là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành tích học tập kém với thể hiện ở rối loạn đọc, viết hoặc tính toán. Theo BS Yến, dấu hiệu nghi ngờ có thể rối loạn học tập như, khi đi học mầm non trẻ sẽ có các dấu hiệu như nói muộn, khó nói, chậm học màu sắc và chữ cái. Tới độ t.uổi tiểu học trẻ sẽ có những vấn đề kiến thức kém về chữ cái, kỹ năng ghép vần hoặc âm vị kém.
Ở độ t.uổi trung học trẻ sẽ gặp các vấn đề khó khăn về ngôn ngữ diễn đạt; từ vựng về hình ảnh ít; diễn đạt kém… hoặc trẻ chậm tính toán, khó nắm bắt quy tắc Toán học, khả năng Toán học thấp dưới mức kỳ vọng với lứa t.uổi…
“Nếu các dấu hiệu này duy trì hơn 6 tháng, dù đã được điều chỉnh, nhắc nhở, cha mẹ cần nghi ngờ khả năng trẻ bị rối loạn học tập. Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được đ.ánh giá sớm xác chẩn đoán. Việc phát hiện, can thiệp càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này của trẻ”, BS Yến chia sẻ.
Còn theo BS Lê Công Thiện, Trưởng Phòng Tâm thần Nhi, Viện Sức khoẻ tâm thần, một t.rẻ e.m có thể có nhiều rối loạn tâm thần, có thể rối loạn tính toán và kỹ năng đọc viết. Tuy nhiên, rối loạn học tập (rối loạn kỹ năng đọc và viết) không phải là bệnh tự kỷ.
Trẻ có rối loạn học tập vẫn được chẩn đoán ít, bởi nhiều cha mẹ quan niệm rồi khi lớn trẻ sẽ hết…. khiến nhiều trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến việc trẻ thậm chí bỏ học vì kết quả học tập không tốt, hoặc có thêm vấn đề về tâm lý hệ lụy từ rối loạn học tập.
Nhiều cha mẹ chưa hiểu và biết đến triệu chứng rối loạn học tập nên nhận biết về căn bệnh này còn rất ít. Tiến triển của rối loạn học tập có thể kéo dài, ngoài lứa t.uổi trẻ em có thể kéo dài đến t.uổi vị thành niên, có người đến t.uổi trưởng thành. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ nặng hơn và có thêm các rối loạn khác.