Bạn cần tránh uống các loại thuốc tuyến giáp, huyết áp, cảm lạnh, tiểu đường… cùng với cà phê vì nó có thể thay đổi sự p.hân h.ủy và giảm hấp thụ thuốc.
Dưới đây là một số các loại thuốc cần tránh uống chung với cà phê vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí nó còn tạo thêm các tác dụng phụ.
Bạn cần tránh uống các loại thuốc tuyến giáp, huyết áp, cảm lạnh, tiểu đường cùng với cà phê vì nó có thể làm giảm sự hấp thụ của thuốc. Ảnh: FARIONO -GETTY.
Thuốc tuyến giáp
Suy giáp là không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Điều này có thể gây tăng cân, khô da, đau khớp, rụng tóc và k.inh n.guyệt không đều.
Theo Báo cáo trường hợp một số bệnh nhân uống cà phê chung với thuốc hoặc uống chúng gần nhau đã làm giảm hơn một nửa sự hấp thu của thuốc tuyến giáp. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc tuyến giáp cùng với cà phê.
Thuốc trị cảm lạnh hoặc dị ứng
Cảm lạnh hoặc dị ứng được điều trị thuốc chứa chất kích thích hệ thần kinh trung ương như pseudoephedrin.
Cà phê cũng là một chất kích thích, do đó, việc uống thuốc dị ứng cùng với cà phê có thể làm tăng các triệu chứng như bồn chồn và mất ngủ.
Thuốc trị tiểu đường
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng uống quá nhiều caffeine có thể khiến việc quản lý lượng đường trong m.áu trở nên khó khăn hơn và cuối cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thậm chí bị biến chứng bệnh tiểu đường.
Thuốc chữa bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ bảy ở Mỹ và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 t.uổi.
Đây là một chứng rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức , gây khó khăn cho việc suy nghĩ, ghi nhớ hoặc thực hiện các công việc hàng ngày của bạn.
Cà phê là chất kích thích nếu uống chúng với thuốc có thể làm mất tác dụng và bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thuốc trị hen suyễn
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi, khiến đường hô hấp bị viêm và bị kích thích. Điều này dẫn đến khó thở, ho, thở khò khè và cảm giác tức ngực.
Cà phê cũng có thể làm giảm lượng thuốc được hấp thụ và hữu ích cho cơ thể bạn.
Uống cà phê hoặc đồ uống có hàm lượng caffeine cao khác có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ này như đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và khó chịu.
Thuốc trị loãng xương
Loãng xương là tình trạng làm cho xương của bạn mỏng và làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh này phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã mãn kinh.
Nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh này thì hạn chế uống cà phê để đảm bảo thuốc không bị giảm hiệu quả.
Thuốc chống trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến cảm giác và hoạt động của bạn. Trầm cảm dẫn đến mất ngủ và tim đ.ập nhanh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên uống thuốc cùng với uống cà phê.
Thuốc chống loạn thần
Loạn thần hay tâm thần phân liệt là bị rối loạn trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Thuốc chống loạn thần hoạt động bằng cách ức chế một số chất dẫn truyền thần kinh hoặc chặn các thụ thể trong não.
Do đó khi đang uống loại thuốc điều trị bệnh này không nên uống cùng cà phê vì cà phê gây mất ngủ, phấn khích có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.
Thuốc huyết áp
Tăng huyết áp hay huyết áp cao là tình trạng không được kiểm soát tốt. Tăng huyết áp dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nhiều người dùng thuốc huyết áp, như verapamil hoặc propranolol, có tác dụng làm chậm nhịp tim. Điều đó có nghĩa là tim bạn không phải làm việc vất vả để bơm m.áu đến tất cả các tế bào của cơ thể.
Vì vậy bạn không nên uống cà phê khi uống thuốc vì cà phê dễ làm tim đ.ập nhanh và hồi hộp.
Bị gout ở t.uổi 26
Một số trường hợp được ghi nhận gần đây cho thấy bệnh gout không chỉ xảy ra với những người ăn uống quá độ mà ở người sống lành mạnh, và có thể họ chỉ 19, 26 hay 35 t.uổi.
“Gout? Tôi mà bị gout? Tôi mới 35, còn quá trẻ để bị gout”, Daniel Lavelle thốt lên sau khi được một y tá chẩn đoán mắc căn bệnh này.
Nhiều đêm anh không ngủ được vì nhức ngón chân cái. Dù đã liên tục đổi thế, cơn đau ngón chân của anh vẫn không giảm.
“Tôi thấy cơn đau gãy lưng và mọc răng khôn chẳng là gì so với đau ngón chân cái. Tôi đau đến mức tưởng như tim đang bơm những cây kim xuống chân vậy”, Lavelle cho biết ngón chân anh phình to gấp đôi kích thước bình thường và chuyển sang màu tím.
Theo Guardian, bệnh gout là một dạng viêm khớp, có thể đột ngột gây ra các cơn đau dữ dội, đặc biệt là ở ngón chân cái. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh này.
Từ lâu, gout được xem là “căn bệnh của các vị vua” vì có liên quan đến Vua Henry VIII – vị vua của Anh sống vào thế kỷ XVI – cũng như những người đàn ông giàu có, to béo. Căn bệnh dù có mối liên hệ trực tiếp với chế độ ăn uống nhưng cũng có khuynh hướng di truyền mạnh. Ngày càng nhiều người bị bệnh dù duy trì lối sống lành mạnh.
Di truyền quan trọng không kém lối sống
Todd Ashley (26 t.uổi) là một kỹ sư phần mềm khỏe mạnh. Anh không thể là nạn nhân tiềm tàng của bệnh gout. Anh đạp xe, leo núi và chơi đá bóng. Anh theo đuổi một chế độ ăn uống linh hoạt, hầu hết là ăn chay trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu có vấn đề khi anh thấy đau và gặp khó khăn trong việc dắt chó đi dạo.
Todd Ashley tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và lịch trình tập thể thao điều độ trước khi phát hiện mình bị gout. Ảnh: Guardian.
Giống như Lavelle, bệnh gout của Ashley bắt đầu từ ngón chân cái. Tuy nhiên, anh đã tự chữa trị bằng cách ngâm chân vào đá lạnh.
“Ban đầu ngón chân chỉ hơi sưng, dần đau nhiều hơn, đặc biệt là về đêm. Tuy nhiên, sau đó sẽ đỡ hơn. Tôi nghĩ ngón chân đang tốt lên, và rồi nó lại đau trở lại”, anh nói.
Trước lần đau đầu tiên, Ashley đã có một bữa tiệc đêm thịnh soạn. Bởi vậy, anh mới nghĩ nó là nguyên nhân gây nên cơn đau. Tuy nhiên, trên thực tế, cơn đau không chỉ bắt nguồn từ chế độ ăn uống.
Theo Mark Russell, nhà nghiên cứu lâm sàng tại Đại học King’s College London, không chỉ chế độ ăn uống và cách sinh hoạt, yếu tố di truyền cũng quyết định một người có bị gout hay không.
Đừng xem thường gout
Tin tốt là gout có thể điều trị được bằng cách cắt giảm acid uric trong m.áu của bạn nhờ tránh xa các thực phẩm chứa nhiều purine cũng như sử dụng ibuprofen để giảm đau. Theo bác sĩ Russell, phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là dùng thuốc như allopurinol. Tuy nhiên, một điều đáng báo động là chỉ 1/3 bệnh nhân bị gout chịu dùng thuốc.
Ngày nay, ngày một nhiều người trẻ bị gout và phải điều trị bằng cách uống thuốc hàng ngày. Theo nghiên cứu của Dịch vụ Y tế Anh (NHS), trong vòng 15 năm từ 1997 đến 2002, hầu hết bệnh nhân gout có độ t.uổi từ 60 trở lên. Tuy nhiên, số bệnh nhân trong độ t.uổi 20 đến 30 cũng tăng 30%.
Cũng theo NHS, trong năm 2021-2022, đã có 234.000 người phải nhập viện vì bệnh gout tại quốc gia này.
“Nguyên nhân là do những căn bệnh có liên quan chặt chẽ với bệnh gout ngày một phổ biến, ví dụ như huyết áp, tiểu đường hay béo phì”, ông Russell lý giải. Ngoài ra, ông cho hay bệnh gout phổ biến hơn ở nam giới với 94% bệnh nhân. Tuy nhiên, nữ giới cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này.
Cassie Place (22 t.uổi) phát hiện mình bị gout khi mới 19, sau một đợt uống thuốc lợi tiểu. Cô đang là một tài xế giao hàng với công việc hàng ngày là bê vác.
“Tôi tỉnh dậy, ngón chân cái tôi như bị lửa đốt. Nó sưng tấy lên còn tôi thì không thể đi lại”, cô bổ sung rằng mình vẫn làm việc khi bị đau.
Bệnh này cũng có thể rút ngắn t.uổi thọ. Theo một nghiên cứu hồi 2017, những người mắc bệnh gout có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn những người bình thường tới 25%.
“Nhiều người đang đ.ánh giá thấp tác động của nó. Nếu ai đó biết mình bị thấp khớp thay vì gout, hẳn là họ sẽ biết lo lắng hơn”, Ashley nói.
Lợi ích duy nhất của việc mắc bệnh này khi còn trẻ là họ sẽ đồng cảm được với những người lớn t.uổi.
“Hồi bé, tôi hay bực bội khi phải chờ đợi bà tôi tập tễnh bước vì viêm khớp 2 đầu gối và 2 tay. Cho đến bây giờ, tôi mới hiểu được nỗi đau của bà”, Ashley hồi tưởng.