Ngoài điều trị nghẹt mũi bằng thuốc thông mũi dạng xịt, thuốc kháng histamine, bạn có thể áp dụng những cách điều trị đơn giản dưới đây để loại bỏ nhanh chứng nghẹt mũi
Nghẹt mũi là do các niêm mạc trong đường mũi hoặc xoang bị kích thích, tăng tiết chất nhờn để đào thải những chất lạ gây dị ứng hoặc vi sinh vật gây bệnh. Nguyên nhân thường gây nghẹt mũi bao gồm: cảm cúm, cảm lạnh và dị ứng.
Thông thường khi bị tắc nghẹt mũi, nhiều người tự ý mua thuốc xịt để làm thông tắc mũi. Tuy nhiên, việc lạm dụng, không dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ rất dễ khiến “gây nghiện” và phụ thuộc vào thuốc, điều này rất nguy hiểm.
Vì vậy, để sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất và tránh các biến chứng có thể xảy ra, bạn cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, bạn có thể dùng các cách sau đây để cải thiện tình trạng tắc, nghẹt mũi:
Làm sạch mũi và xông mũi
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, để một lát rồi xì sạch mũi ra ngoài giúp đường thở của bạn thông thoáng, dễ chịu. Làm vài lần trong ngày.
Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể hít hương dầu khuynh diệp hoặc xông mũi bằng nước nóng hòa với muối để giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Uống nhiều nước
Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt mũi.
Nước mật ong với chanh, gừng, tỏi
Pha mật ong kết hợp với chanh, gừng, tỏi uống ấm sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho, chống viêm, chống khuẩn. Nên thường xuyên được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và làm hết nghẹt mũi, khó thở.
Ảnh minh họa
Tránh thực phẩm nhiều đường
Tránh xa những loại thực phẩm có nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm chứng nghẹt mũi của bạn trầm trọng hơn. Tốt nhất hãy ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
Tắm nước ấm
Khi thấy nghẹt mũi nhiều, khó chịu nên tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ giúp làm giảm triệu chứng này.
Xoa bóp
Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay.
Chườm khăn ấm
Đây là mẹo mà nhiều người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết m.áu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Massage mũi
Ảnh minh họa
Lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn có thể thở dễ dàng.
Ngủ kê cao gối
Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn bình thường một chút, sao cho cổ và đầu bạn tạo thành góc 15 độ chênh với giường, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Làm sạch không khí trong nhà
Dị ứng với không khí bẩn từ vật nuôi trong nhà, bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi. Bạn có thể sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà, đồng thời đặt máy phun hơi nước để đảm bảo đủ độ ẩm không khí trong nhà bạn.
Hiếm gặp: Người đàn ông mắc bệnh mũi sư tử bịt kín đường thở
Người đàn ông ngoài 50 t.uổi đến viện với đầu mũi như múi tỏi, to bất thường gây khó thở.
Bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh mũi sư tử.
Bệnh nhân là ông C., 56 t.uổi. Nhập viện giữa tháng 11 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, ông cho biết bản thân phát hiện bệnh trứng cá đỏ từ nhiều năm trước nhưng chưa từng điều trị. Hai năm gần đây, vùng da ở mũi đỏ nhiều, tăng tiết nhiều bã nhờn, đầu mũi, cánh mũi lớn dần, phì đại che lấp đường thở.
“Trước khi đến viện, bệnh nhân thường xuyên phải thở bằng miệng vì lỗ mũi như có chiếc gối che lấp, rất nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống”, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, nói với VietNamNet ngày 3/12.
Hình ảnh mũi sư tử bít hết đường thở của bệnh nhân (trái) và mũi sau khi được phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Tiếp nhận ca bệnh, các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh mũi sư tử Rhinophyma. Đây là tình trạng biến dạng vùng mũi do sự tăng sinh, phì đại tuyến bã nhờn, mô liên kết và mạch m.áu ở mũi.
Mũi sư tử là một trong các dạng của trứng cá đỏ. Các vị trí trí khác có thể có phì đại da và tuyến bã là mi mắt, trán, cằm. Vị trí điển hình của mũi sư tử là ở đầu mũi. Trứng cá đỏ gây phì đại các tổ chức mô ở đỉnh mũi và cánh mũi, khiến vùng này nổi cao như múi củ tỏi.
Bệnh nhân có mũi sư tử thường có hình dáng mũi phì đại, biến dạng, mất thẩm mỹ. Vùng thương tổn mũi sư tử có màu da hoặc màu đỏ. Các mao mạch giãn rộng nổi rõ trên da, có nhiều lỗ nhỏ, tiết bã… Bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
“Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương thi thoảng tiếp nhận bệnh nhân mũi sư tử gây mũi to, mất thẩm mỹ, nhưng trường hợp có đầu mũi bít nghẹt đường thở như ca bệnh này thì cực kỳ hiếm gặp”, bác sĩ Quang cho hay.
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tạo hình lại đầu mũi và cánh mũi, người bệnh đã không còn tình trạng nghẹt mũi, khó thở, được ra viện cuối tuần trước. Nguy cơ tái phát với vùng đã phẫu thuật gần như không còn, tuy nhiên, nam bệnh nhân này ngoài phì đại vị trí đầu mũi, trứng cá đỏ còn mọc ở nửa trên lưng mũi, cạnh hai bên má, với nguy cơ phì đại.
Bác sĩ Quang cho biết trứng cá đỏ là một bệnh lý viêm mạn tính tương đối phổ biến, dấu hiệu đặc trưng là có mụn nhỏ nhiều, tập trung thành từng mảng, sẩn, cục, sưng tấy khiến da mặt đỏ bừng, nhất là khi tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra, vùng da mặt có tình trạng giãn mạch cả vùng da không có mụn.
Trứng cá đỏ thường xuất hiện ở những người trên 30 t.uổi. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh nhưng thông thường khi người bệnh được chẩn đoán bị trứng cá đỏ cần được điều trị và quản lý, bởi trường hợp nặng sẽ tiến triển thành bệnh mũi sư tử.
“Đa số trường hợp bị bệnh mũi sư tử là lành tính, nhưng ở một số người, bệnh tiến triển nhanh gây loét, tiết dịch…”, bác sĩ Quang cho hay. Nguy cơ bệnh nhân có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào đáy nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời là có thể xảy ra dù không nhiều.