Hẹp động mạch cảnh, hiểm họa âm thầm gây đột quỵ não

Đột quỵ não là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người thoát khỏi t.ử v.ong thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tinh thần cũng như gánh nặng cho gia đình và xã hội…

hep dong mach canh hiem hoa am tham gay dot quy nao 7d6 7053884

TS.BS Ngô Gia Khánh – Trưởng Khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch m.áu, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Sáng 20/12, Bệnh viện Bạch Mai chúc mừng bệnh nhân hẹp động mạch cảnh thứ 200 được phẫu thuật thành công tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch m.áu.

Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ não là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người thoát khỏi t.ử v.ong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như gánh nặng cho gia đình và xã hội…Phần lớn các trường hợp đột quỵ não là do nhồi m.áu não, trong đó có nguyên nhân hẹp động mạch cảnh do xơ vữa. Để dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị người bệnh đột quỵ não cần có sự phối hợp đa chuyên khoa.

TS.BS Ngô Gia Khánh – Trưởng Khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch m.áu, Bệnh viện Bạch Mai – cho biết: Hẹp động mạch cảnh là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở những người già lớn t.uổi hoặc có bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, sử dụng t.huốc l.á, rượu bia…

Bệnh thường diễn biến âm thầm và đến khi phải nhập viện thì thường đã xuất hiện đột quỵ. Tùy từng mức độ, giai đoạn bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu ở giai đoạn nhẹ thì chỉ cần điều trị nội khoa, uống thuốc và theo dõi thường xuyên. Giai đoạn tối cấp hay cấp tính sẽ điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối cơ học.

Để xử lý mảng xơ vữa động mạch cảnh (giai đoạn bán cấp và mạn tính) có 2 phương pháp là nong đặt stent và phẫu thuật để bóc mảng xơ vữa. Theo khuyến cáo thì phương pháp phẫu thuật bóc lớp nội mạc gây xơ vữa được ưu tiên chỉ định trong điều trị xơ vữa động mạch cảnh. Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ mảng xơ vữa là nguyên nhân gây hẹp mạch cảnh ở người bệnh.

Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh (Carotid Endarterectomy – CEA) là một thủ thuật để loại bỏ mảng xơ vữa tích tụ trong lớp nội mạc động mạch gây hẹp hoặc tắc nghẽn lòng mạch. Mục đích phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh làm giảm nguy cơ đột quỵ ở những người có động mạch cảnh bị hẹp nghiêm trọng.

“Trong ba năm qua, từ 2021 – 2023, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch m.áu đã phẫu thuật cho 200 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh. Theo số liệu thống kê, độ t.uổi trung bình của các bệnh nhân là 70 t.uổi, trong đó nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, 80% so với 20%. Báo cáo cũng cho thấy các bệnh lý phối hợp gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, hút t.huốc l.á, rối loạn mỡ m.áu….Các bệnh nhân này cũng có các bệnh mạch m.áu phối hợp như bệnh mạch vành, bệnh động mạch chi dưới, bệnh động mạch thân, bệnh động mạch chủ. Báo cáo cũng ghi nhận trong số 200 bệnh nhân có 65% bệnh nhân nhập viện có triệu chứng tai biến mạch não và tai biến thoáng qua, 35% không có triệu chứng gì”- TS.BS Ngô Gia Khánh chia sẻ.

Cũng theo TS.BS Ngô Gia Khánh, ca bệnh hẹp động mạch cảnh thứ 200 được phẫu thuật thành công tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực và mạch m.áu là một bệnh nhân 65 t.uổi có t.iền sử huyết áp cao, mỡ m.áu và đã xuất hiện cơn đột quỵ thoáng qua cách đây 3 năm, không để lại di chứng. Tuy nhiên thời gian gần đây, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt nhiều hơn nên đã đi khám tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai và được phát hiện hẹp động mạch cảnh hai bên.

“Đây là trường hợp đại diện cho rất nhiều trường hợp khác, tình trạng xơ vữa động mạch cảnh tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng. Khi phát hiện, cả hai bên động mạch cảnh đã hẹp trên 90%, nếu không được xử lý sớm thì sẽ gây đột quỵ bất cứ lúc nào”, bác sĩ Khánh nhấn mạnh.

Bệnh nhân đã được phẫu thuật, loại bỏ mảng xơ vữa mạch cảnh bên trái, hiện sức khỏe đã ổn định và được ra viện, hẹn 2 tuần sau đến để thực hiện phẫu thuật tiếp bên phải”- TS.BS Ngô Gia Khánh cho biết thêm.

Trước những diễn biến bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh có nguy cơ cao (người cao t.uổi hoặc t.iền sử bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, mỡ m.áu..) cần tầm soát bệnh lý động mạch cảnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục, tuân thủ chế độ điều trị và đơn thuốc của bác sĩ, đồng thời theo dõi, kiểm tra định kỳ để phòng ngừa bệnh tái phát.

Đề phòng đột quỵ não và các bệnh tim mạch khi trời trở lạnh

Những ngày qua, khi thời tiết chuyển lạnh sâu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch cả ở người trẻ và người cao t.uổi.

de phong dot quy nao va cac benh tim mach khi troi tro lanh de phong dot quy nao va cac benh tim mach khi troi tro lanh ddf 7053876

Bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ não.

Người mắc bệnh tim mạch cần thận trọng

Các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân (34 t.uổi ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng yếu nửa người trái, nói khó… Ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu người bệnh, tiến hành làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết xác định người bệnh bị đột quỵ não.

Khai thác t.iền sử bệnh án, người bệnh có biểu hiện yếu nửa người, nói khó khi đang chơi thể thao (bóng bàn) tại cơ quan sau giờ làm việc… Ban đầu, mọi người đều cho rằng thanh niên này bị trúng gió nhưng khi thấy bệnh nhân ngày càng yếu dần nên mới khẩn trương đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Đơn vị đột quỵ và can thiệp mạch m.áu (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E). Người bệnh được chẩn đoán là tắc mạch m.áu não cấp đến trong “thời gian vàng” sau 25 phút kể từ khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Người bệnh được chụp CT và được chỉ định sử dụng thuốc tiêu huyết khối tái thông mạch m.áu não.

Một bệnh nhân khác (89 t.uổi, ở Nam Trực, Nam Định) cũng phải đến cấp cứu tại Đơn vị đột quỵ và can thiệp mạch m.áu ngay trong đêm. Qua khai thác t.iền sử bệnh án của người bệnh, trưa 18-12, người bệnh có biểu hiện sốt, ho, khó thở gia đình đã đưa người bệnh đi khám ở Bệnh viện tuyến huyện với chẩn đoán bệnh lý mạch vành và được chuyển lên Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội với chẩn đoán theo dõi cơn đau thắt ngực kèm viêm phế quản… Tuy nhiên, cơn đau vùng ngực sau xương ức, khó thở ngày càng tăng lên.

Ngay trong đêm 18-12, người bệnh được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện E. Ngay lập tức các bác sĩ trực cấp cứu đã chẩn đoán sơ bộ người bệnh có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim nên đã tiến hành hội chẩn khẩn với các bác sĩ Trung tâm tim mạch để đưa ra phương án điều trị kịp thời cho người bệnh.

Các bác sĩ tiến hành siêu âm tim, điện tim, xét nghiệm cần thiết cho người bệnh. Kết quả men tim của người bệnh tăng gấp 30 lần so với ngưỡng thông thường là 14 ng/L. Bác sĩ giải thích, người bệnh đang ở tình trạng nguy hiểm do tổn thương cơ tim gây nên. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện E cấp cứu, người bệnh đã đáp ứng tốt thuốc điều trị tim mạch nên đã dần phục hồi. Theo các bác sĩ, đối với người bệnh lớn t.uổi (trên 80 t.uổi) khả năng phục hồi như vậy là tín hiệu tốt. Bởi người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân, vận động đi lại được mà không nhờ người khác hỗ trợ là kết quả tốt cho người bệnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Bệnh nhân đột quỵ não và tim mạch phải đưa sớm đến cơ sở y tế

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E cho biết, thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua, khiến người bệnh nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch. Nhờ áp dụng tiêu chí chất lượng điều trị đột quỵ thế giới, Bệnh viện E là một trong số ít cơ sở y tế ở Hà Nội đã tối ưu hóa thời gian từ khi cấp cứu vào viện đến khi được can thiệp thành công chỉ từ 25-30 phút.

Việc tiếp cận xử trí và điều trị người bệnh đột quỵ tại Bệnh viện E đã phát triển rất mạnh, tiếp cận nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến trên thế giới. Bệnh viện đã triển khai thường quy nhiều kỹ thuật cao về can thiệp cho đột quỵ như: Kỹ thuật tiêu huyết khối, lấy huyết khối cơ học, mở nửa sọ giảm áp cho người bệnh đột quỵ thiếu m.áu não, các phẫu thuật mở sọ lấy m.áu tụ, kẹp clipping cho túi phình động mạch vỡ trong c.hảy m.áu dưới nhện, các kỹ thuật hồi sức sọ não chuyên sâu như dẫn lưu não thất, theo dõi áp lực nội sọ, đo oxy não…

Cùng với Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch m.áu cấp cứu; Đơn vị siêu âm thực quản, siêu âm tim và điện tâm đồ gắng sức, Trung tâm tim mạch, thì khi dự án vận chuyển người bệnh cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện E đi vào hoạt động là bước phát triển quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân đột quỵ não, phù hợp thực tiễn nhu cầu cũng như quy định của Bộ Y tế.

Hiện miền Bắc đang bước vào những ngày lạnh sâu, bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên khuyến cáo, để phòng tránh đột quỵ não và tim mạch mùa lạnh, người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ m.áu, đái tháo đường, t.huốc l.á, bia rượu, chất kích thích…

Đồng thời, trong khoảng thời gian vàng từ dưới 3 giờ đến 4,5 giờ đầu sau khi khởi phát đột quỵ, nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao. Với những người có t.iền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường… nếu có những dấu hiệu như đột ngột nói khó, liệt 1/2 người, nhìn mờ 1 bên mắt, liệt nửa mặt… thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.

Việc càng trì hoãn điều trị sớm, trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ m.áu các tế bào não sẽ bắt đầu c.hết, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não c.hết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là t.ử v.ong. Do đó, bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *