Tiêu thụ những loại thực phẩm này thường xuyên sẽ làm canxi trong cơ thể bị sụt giảm, gây ảnh hưởng không tốt tới xương khớp.
Thực phẩm nhiều muối
Các món như dưa chua, giăm bông, mì gói… tuy hấp dẫn nhưng lại không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng có chứa hàm lượng natri lớn hơn nhu cầu của cơ thể. Natri chính là thủ phạm làm thiếu hụt canxi trong xương. Ăn mặn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Nghiên cứu cho thấy cứ 1000mg natri được cơ thể chuyển hóa thì có 26mg canxi sẽ được bài tiết cùng lúc. Như vậy, việc tiêu thụ nhiều natri sẽ làm đẩy nhanh quá trình mất canxi của cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương vào tháng 12/2016 cho thấy nam giới Trung Quốc có thói quen ăn mặn dễ bị loãng xương.
Một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 gram muối/ngày (theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới).
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe, trong đó có việc cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể cũng như đẩy nhanh quá trình mất canxi. Về lâu dài, nó sẽ dẫn tới việc loãng xương và các tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe của xương.
Dù ở độ t.uổi nào, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa chất béo. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo quen thuộc trong đời sống hàng ngày có thể kể đến là đồ chiên rán, nội tạng động vật, thịt mỡ…
Nước ngọt
Các loại nước ngọt có thể mang lại cảm giác sảng khoái, giải khát nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Uống nhiều nước ngọt có gas được chứng minh là có liên quan đến việc giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 9/2014 cho thấy những người tham gia nghiên cứu sử dụng nước ngọt có gas có nguy cơ bị gãy xương hông cao hơn so với những người không uống.
Một nghiên cứu khác được đăng tải trên Tạp chí Advances in Nutritione tháng 1/20177 cho thấy việc cắt giảm nước ngọt cùng với các thực phẩm như bánh ngọt, món tráng miệng, đồ chiên rán, thịt chế biến sẵn… đều mang lại tác động tích cực đối với sức khỏe của xương.
Cà phê
Cà phê là loại đồ uống yêu thích của nhiều người. Nó mang lại sự tỉnh táo nhờ chứa caffein. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều cà phê có thể gây ảnh hưởng đến canxi trong cơ thể. Nguyên nhân là do chất caffein có khả năng kích thích, làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi ở ruột cũng như làm tăng tốc độ bài tiết canxi của cơ thể.
Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ cà phê với một lượng vừa phải.
Các loại thực phẩm giàu axit folic
Các thực phẩm giàu axit folic cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu canxi của cơ thể. Axit folic kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành kết tủa không hòa tan hoặc tạo thành muối canxi dạng rắn. Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu canxi và về lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi.
Một số thực phẩm giàu axit folic mà bạn cần chú ý là rau chân vịt, măng, bông cải xanh, măng tây, rau diếp… Khi đang bổ sung canxi thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này. Tất nhiên, nếu bạn ăn những thực phẩm giàu axit folic một cách hợp lý thì cơ thể vẫn nhận được rất nhiều lợi ích.
Dọc mùng có tác dụng ‘hút mỡ’ nhưng tối kỵ với một số người
Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Theo lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dọc mùng còn gọi là bạc hà, mon thơm, được trồng nhiều ở các địa phương trong cả nước. Cây dọc mùng dễ phát triển ở nhiều loại đất khác nhau nhưng hay mọc ở nơi ẩm ướt.
Theo y học hiện đại, trong khoảng 100g dọc mùng chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt, vitamin C.
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không có độc, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, ngoài dùng làm thực phẩm nấu canh cá, canh sườn, dọc mùng còn có tác dụng chữa bệnh. Thân và lá dọc mùng tiêu ứ, trừ giun. Củ dọc mùng phơi khô tán bột để chữa bệnh ngoài da.
Trong đời sống hằng ngày, dọc mùng được chế biến làm các món ăn như canh, bún, nộm, luộc thậm chí muối như dưa chua. Dọc mùng hợp với các món giàu chất đạm. Ngày hè, dọc mùng được nhiều người ưa thích vừa thanh mát, giải độc, ngon miệng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dọc mùng tốt cho những người bị mỡ m.áu, cholesterol m.áu cao, được coi như “máy quét”mỡ ra khỏi cơ thể. Đây cũng là thực phẩm đầu bảng tốt cho giảm cân, hệ tim mạch.
Dọc mùng có thể dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Để điều trị bệnh sởi, người ta lấy bẹ dọc mùng rửa sạch, phơi khô và đem nấu với nước cho tới khi cô đặc lại, uống 2-3 lần/ngày, kiên trì trong 4-5 ngày. Dọc mùng còn sử dụng trong trị cảm cúm bằng cách phơi khô, sắc cô đặc, uống khi còn ấm nóng.
Tuy nhiên, chế biến dọc mùng không cẩn thận dễ gây ngứa họng khi ăn nên nhiều người không thích. Sơ chế dọc mùng cần làm thật kỹ. Thân dọc mùng tước sạch vỏ, bỏ phần màng trắng, sau đó ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Vắt sạch nước trong dọc mùng rồi mang đi nấu canh.
Lương y Trung khuyến cáo người tăng axit uric hạn chế ăn dọc mùng. Người có cơ địa dị ứng dọc mùng có thể bị ngứa, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cây dọc mùng thường hay bị nhầm với cây ráy. Trái ngược với hương vị giòn ngọt, tươi mát của dọc mùng sau khi chế biến cẩn thận, ăn phải lá hoặc thân ráy thường dẫn tới các triệu chứng tê môi lưỡi, cứng hàm, méo miệng. Triệu chứng này xuất phát từ hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy.
Để phân biệt cây ráy và cây dọc mùng, bạn lưu ý, cuống lá của dọc mùng có màu xanh nhạt và phủ một lớp phấn trắng bên ngoài. Cuống lá của cây ráy to và cứng cáp, khi tiếp xúc trực tiếp với da thường gây phản ứng ngứa rát.