Do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại (từ ngày 17-12), số bệnh nhân phải nhập viện điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và các huyện tăng cao.
Trong đó chủ yếu là người già và t.rẻ e.m, những người có bệnh mãn tính về hô hấp, xương khớp.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong những ngày qua, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng hơn so với những ngày trước đó. Các bệnh chủ yếu liên quan đến sự thay đổi thời tiết như: Sốt, cảm cúm, viêm phổi, đau nhức xương khớp… Bác sỹ Trịnh Thị Huyền, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, trong những ngày qua, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng trên 700 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị phần lớn là người già và trẻ nhỏ. Số bệnh nhân đến điều trị tại Khoa Nội tổng hợp và Khoa Nhi tăng lên khá nhiều.
Gia tăng bệnh nhân nhi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Bắc trong những ngày rét đậm.
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong những ngày này duy trì điều trị cho trên 180 bệnh nhân nhi, tăng so với trước từ 25 đến 30 bệnh nhân. Bệnh nhân nhập viện chủ yếu do suy hô hấp, tiêu chảy, viêm phổi, viêm phế quản. Có con đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chị Nguyễn Thị Hồng Yến, phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang) cho biết, thời tiết đang nóng, đột ngột chuyển sang rét trong những ngày qua khiến con chị bị viêm họng, sốt cao. Sau khi đưa con đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sỹ chẩn đoán con chị bị viên phổi nặng phải nhập viện để điều trị.
Tại huyện Na Hang và Lâm Bình thời tiết những ngày này xuống thấp, có nơi nhiệt độ xuống dưới 10độC. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những ngày qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lâm Bình và Na Hang đã chủ động các biện pháp phòng chống rét cho người già và t.rẻ e.m. Tại xã Hồng Thái khu vực được dự báo có nhiệt độ xuống thấp nhất cũng đã chủ động nắm bắt tình hình thời tiết và căn cứ điều kiện tại địa phương thường xuyên tuyên truyền đến các thôn bản, tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già và trẻ nhỏ.
Đồng chí Trần Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái (Na Hang) cho biết: Đến nay, toàn xã đã đảm bảo các biện pháp phòng tránh rét cho người già và t.rẻ e.m. Trong đó, cán bộ y tế của xã đã phối hợp với các đồng chí trưởng thôn đến từng hộ tuyên truyền và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống rét đậm, rét hại. Cùng với đó, việc thông tin tình hình thời tiết được thông báo thường xuyên trên loa truyền thanh của xã, thôn vào 6h và 18h hàng ngày.
Gia tăng bệnh nhân nhập viện bị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong những ngày rét đậm.
Theo dự báo, trong những ngày tới, thời tiết rét đậm, rét hại còn tiếp tục kéo dài. Bên cạnh việc người dân cần chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết, tỉnh đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp bảo vệ người già, t.rẻ e.m.
Trong đó, tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kết hợp phòng, chống dịch bệnh cho người dân, đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, tránh nguy cơ nhiễm khí độc khi sưởi ấm trong phòng kín.
Để phòng ngừa bệnh tật cho người già, trẻ nhỏ trong những ngày lạnh, các bác sỹ khuyến cáo phải luôn giữ ấm cơ thể và không thay đổi nhiệt độ đột ngột. Rất nhiều trường hợp người già đột ngột ra khỏi nhà khi trời lạnh, không mặc áo ấm đã bị nhồi m.áu cơ tim, vỡ mạch m.áu não dẫn đến hôn mê.
Bên cạnh đó, cần ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao do huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch m.áu não.
Với người bị bệnh tiểu đường cũng là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu m.áu ở não. Do đó, ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
Trong chế độ ăn, cần chú ý giảm chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều rau xanh, hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, rời xa các chất kích thích như t.huốc l.á, rượu, bia… Riêng với trẻ nhỏ, cần chú ý tẩy giun sán định kỳ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng độ t.uổi. Với trẻ 6- 24 tháng cần đặc biệt lưu tâm việc trẻ mọc răng để có sự quan tâm, xử lý kịp thời.
Rét đậm rét hại, cẩn trọng với đột quỵ não
Trong những ngày mùa đông rét đậm, số bệnh nhân đột quỵ có thể tăng 15 – 20%, trẻ nhỏ thường gia tăng bệnh đường hô hấp và tiêu chảy.
Đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết
PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội), cho biết: “Năm 2022 chúng tôi đã triển khai nghiên cứu tại 10 trung tâm đột quỵ lớn trên toàn quốc về đặc điểm bệnh nhân (BN) đột quỵ ở VN và các yếu tố nguy cơ đột quỵ”. Đây là nghiên cứu có số lượng BN tham gia lớn nhất từ trước đến nay của chuyên ngành đột quỵ với 2.310 người bệnh. Theo nghiên cứu, độ t.uổi trung bình bị đột quỵ là 65 t.uổi; người trẻ (dưới 45 t.uổi) đột quỵ chiếm 7,2%. Đáng lưu ý, yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ phần lớn là do tăng huyết áp với 77% số người bị đột quỵ có tăng huyết áp.
Kiểm soát huyết áp là yếu tố quan trọng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, đặc biệt trong những ngày rét đậm. Ảnh PHONG LAN
Thông tin thêm về các thời điểm trong ngày thường xảy ra đột quỵ, một bác sĩ (BS) chuyên khoa nội thần kinh của BV đa khoa Tâm Anh cho hay nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước cho thấy đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Ở VN, BN đột quỵ tăng từ 15 – 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở miền Bắc thường gặp các ca nhồi m.áu não vào tháng 11, 12, 1; miền Trung thường xảy ra các ca nhồi m.áu não vào tháng 10, xuất huyết não tháng 12; trong khi tại miền Nam tháng 11, 12, 1 xảy ra đột quỵ não nhiều. Trong 3 tháng này, số lượng BN đột quỵ bao gồm nhồi m.áu não và xuất huyết não chiếm từ 30 – 50% tổng số BN đột quỵ của cả năm, tùy địa phương.
BS lưu ý: Khoảng 60 – 70% các trường hợp đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và sáng sớm, là thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Tỷ lệ BN đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.
Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể người có phản xạ co các mạch m.áu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch m.áu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến người bệnh dễ bị c.hảy m.áu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở BN có kèm xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt m.áu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến m.áu vón cục tạo thành cục m.áu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch m.áu, dễ dẫn đến nhồi m.áu não. Để phòng ngừa đột quỵ, đặc biệt vào mùa đông và những ngày rét đậm, cần kiểm soát tốt huyết áp, giữ ấm cơ thể.
“Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch m.áu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng làm cho bản thân người uống rượu không biết cơ thể bị mất nhiệt”, BS của BV đa khoa Tâm Anh lưu ý thêm.
Theo Trung tâm Đột quỵ – BV Bạch Mai, đột quỵ là biến cố xảy ra khi nguồn cung cấp m.áu cho một phần não của chúng ta bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch m.áu não bị tắc hoặc vỡ. Hệ quả là vùng não đó không còn được cung cấp ô xy và chất dinh dưỡng để có thể duy trì hoạt động và tồn tại. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời, vùng não bị ảnh hưởng có thể “chết” hoàn toàn và không thể khôi phục chức năng bình thường như trước.
Lưu ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Về phòng bệnh cho trẻ nhỏ trong mùa đông, BV Nhi T.Ư khuyến cáo: 5 bệnh, nhóm bệnh thường gặp: cảm lạnh, đau mắt đỏ, bệnh đường hô hấp (viêm họng, mũi, xoang, phế quản, viêm phổi…), tay chân miệng, tiêu chảy.
Trẻ cần được giữ ấm, tắm nước ấm, đeo khẩu trang, ở trong môi trường kín gió; đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Trẻ cần phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh sạch (rửa tay với xà phòng, vệ sinh lớp học, nơi ở, đồ dùng học tập, đồ chơi); được ăn uống đủ chất, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng bệnh tay chân miệng.
Trẻ cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, duy trì vận động thể dục phù hợp. Khi trẻ có biểu hiện bệnh, gia đình không tự ý dùng thuốc điều trị cho con. Cần cho con tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, theo lịch hẹn.
Để phòng tránh đột quỵ, người dân cần tầm soát sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện hợp lý và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol trong m.áu, béo phì…
Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, cần nhanh chóng gọi đến tổng đài 115 để nhận được hỗ trợ từ các trạm cấp cứu vệ tinh, giúp đưa BN đến đúng các BV có điều trị đột quỵ sớm nhất có thể.