Theo các bác sĩ, thời tiết chuyển lạnh đột ngột không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ tim mà còn khiến các bệnh lý tim mạch khác như huyết áp, suy tim, tim bẩm sinh… trở nặng nếu không được chăm sóc, phòng ngừa đúng cách.
Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ tim hay còn gọi là nhồi m.áu cơ tim cấp xảy ra khi dòng m.áu nuôi tim bị tắc đột ngột, gây tổn thương mô cơ tim. Nhồi m.áu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ nhưng có những trường hợp được cảnh báo trước với các dấu hiệu hiệu đặc trưng như đau thắt ngực tái phát, đau vùng ngực khi hoạt động thể lực, cơn đau giảm khi nghỉ ngơi.
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh khám cho bệnh nhân. Ảnh: BV
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, đột quỵ tim có thể xảy ra với bất kỳ độ t.uổi và thời tiết nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa lạnh nguy cơ đột quỵ tim cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ trung bình giảm 10 độ C, nguy cơ nhồi m.áu cơ tim ở người lớn t.uổi tăng thêm khoảng 7%. Người có t.iền sử nhồi m.áu cơ tim, mắc bệnh tim hoặc trên 65 t.uổi dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh hơn nhóm người khác.
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh lý giải, vào những hôm trời lạnh cơ thể dễ bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C) khiến tim phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, dễ khiến bệnh tim mạch trở nặng nếu không có chế độ chăm sóc phù hợp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy, nhiệt độ giảm có thể làm tăng nồng độ fibrinogen – loại protein chính liên quan đến hình thành cục m.áu đông dẫn đến nhồi m.áu cơ tim.
Bên cạnh đó, trời lạnh còn khiến người lớn t.uổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất là cúm. Đây là bệnh lý do virus gây ra, có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nguy hiểm, trong đó có suy tim, nhồi m.áu cơ tim.
Để phòng ngừa đột quỵ tim và các biến chứng tim mạch trong mùa lạnh, PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh khuyến cáo, người dân cần giữ ấm cơ thể, ăn đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tránh vận động gắng sức, không hút t.huốc l.á, hạn chế rượu bia, theo dõi huyết áp, điều trị tốt các bệnh nền. Người lớn t.uổi, nhất là người có bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ, cần tiêm vaccine phòng bệnh cúm, viêm phổi, ho gà, bạch hầu.
Song song với tiêm vaccine đầy đủ, giữ ấm, người già tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, bổ sung vitamin C và các dưỡng chất khác, đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế vận động mạnh để tránh ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước.
Người phụ nữ gần 30 năm sống chung với nứt não
Một phụ nữ trẻ bị nứt não hiếm gặp từ nhỏ nhưng không biết, đến nay vết nứt mở rộng gây động kinh co giật nghiêm trọng và vừa được bác sĩ mở sọ giải áp.
Tối 10-11, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho hay vừa mổ sọ cứu người phụ nữ trẻ bị nứt não hiếm gặp kéo dài gần 30 năm mới phát hiện. Bệnh nhân là chị T.N (28 t.uổi), thường xuyên động kinh, co giật đột ngột trong nhiều năm.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, kết quả chụp MRI 3 Tesla (loại máy thế hệ mới nhất) cho thấy não chị N. có một khe nứt lớn kéo dài từ vỏ não đến não thất nằm bên bán cầu não phải.
Bác sĩ Chu Tấn Sĩ đang thăm khám, kiểm tra quá trình hồi phục của bệnh nhân sau mổ não
Chị N. bị nứt não bẩm sinh từ nhỏ nhưng không biết, đến nay vết nứt mở rộng, gây động kinh, co giật nghiêm trọng. Nhiều năm qua, chị điều trị co giật, động kinh với liều thuốc cao nhất nhưng không có kết quả.
Sau hội chẩn, các bác sĩ đã phẫu thuật giải áp nội sọ cho bệnh nhân. Một đường ống bằng chất liệu chuyên dụng được lắp vào khe nứt não dẫn dịch não tủy từ sọ não xuống ổ phúc mạc dưới bụng và hấp thu tại đó. Sau phẫu thuật, tình hình sức khỏe của chị N. ổn định, hồi phục tốt, dự kiến xuất viện sau 5 ngày.
Theo ThS bác sĩ chuyên khoa II Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nứt não là một dị tật bẩm sinh rất hiếm gặp với tỉ lệ khoảng 1/100.000 người.
“Đa số trường hợp dị tật nứt não nhỏ không làm gia tăng áp lực nội sọ đến mức phải can thiệp. Trường hợp của chị N. là đặc biệt, vết nứt não mở rộng, dịch não tủy tràn vào làm gia tăng áp lực nội sọ, chèn ép lên bề mặt vỏ não gây động kinh. Giải pháp tối ưu là phẫu thuật giải áp, sau đó tiếp tục theo dõi, điều trị bệnh động kinh” – bác sĩ Sĩ nhấn mạnh.