Sau khi đột quỵ nhiều người bị liệt, đây là di chứng nặng nề nhất của bệnh đột quỵ. Bệnh nhân bị liệt nửa người sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người khác.
Từ đó, người bệnh dễ chán nản, thất vọng, có khi rơi vào trầm cảm.
Đột quỵ não dẫn đến liệt nửa người do đâu?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch m.áu não là biến cố xảy ra trong mạch m.áu làm tổn thương não. Thông thường, m.áu lưu thông ổn định trong mạch m.áu và đi lên não giúp não hoạt động. Tuy nhiên, có những trường hợp bất thường mà mạch m.áu não bị tắc hoặc vỡ, làm gián đoạn quá trình cung cấp m.áu và oxy đến não, khiến các tế bào não bị tổn thương và dần hoại tử.
Nếu não bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể t.ử v.ong. Nếu may mắn sống sót, người bệnh có thể phải gánh chịu rất nhiều di chứng, những di chứng đột quỵ phổ biến nhất là: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm thị lực,…
Tai biến không chỉ xảy ra ở người lớn t.uổi mà còn xảy ra ở cả những người trẻ t.uổi. Hiện nay, tỷ lệ tai biến xảy ra ở người trẻ càng ngày càng gia tăng, do vữa giãn mạch m.áu não. Còn ở người lớn t.uổi thường do xơ vữa động mạch hoặc vỡ mạch m.áu trên não. Tai biến mạch m.áu não ở người trẻ thường nặng hơn, để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.
Tình trạng đột quỵ dẫn đến liệt nửa người có nguyên nhân chủ yếu do xuất huyết não. Hoặc các bệnh về mạch m.áu gây chèn ép làm quá trình vận chuyển m.áu kém, dẫn tới thiếu m.áu cục bộ gây đột quỵ và liệt nửa người.
Nếu não bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh đột quỵ có thể t.ử v.ong.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây liệt nửa người khác:
– Tổn thương não, khối u, áp – xe
– Bệnh phá hủy vỏ bọc quanh tế bào thần kinh
– Mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn
– Bệnh nhân mắc các bệnh lý về não như: viêm não,…
– Bệnh truyền nhiễm do poliovirus
– Rối loạn tế bào thần kinh vận động trong thân não, vỏ não và tủy sống.
Ai dễ có nguy cơ đột quỵ?
Các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường bao gồm:
Người ít vận động, ít tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe;
Người hút t.huốc l.á hoặc tiếp xúc với khói t.huốc l.á;
Người có lối sống không lành mạnh như: ít ăn rau xanh nhưng thường xuyên dùng đồ ăn có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao;
Nam giới và cả phụ nữ khi bước qua t.uổi trung niên;
Gia đình từng có người bị đột quỵ;
Đang mắc hoặc đang điều trị các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp;
Người bị tiểu đường;
Người thừa cân, béo phì.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh đột quỵ thường được hỗ trợ tập vật lý trị liệu.
Câu hỏi đặt ra, vậy ai là người dễ bị liệt khi đột quỵ? Trên thực tế ghi nhận cho thấy khi mắc đột quỵ ai cũng có thể bị liệt 1 bên. Và những đối tượng dễ mắc nặng hơn là người mắc các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, u não,… Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát khá cao. Người gặp tai nạn, va chạm và bị chấn thương vùng đầu; Những người bị bệnh n.hiễm t.rùng nghiêm trọng, đặc biệt bị n.hiễm t.rùng huyết và áp xe cổ lan đến não do không được điều tri kịp thời; Người mắc các bệnh về mạch m.áu như bị viêm mạch m.áu,…khi mắc khiến tình trạng đột quỵ dễ bi liệt 1 bên.
Làm gì nếu bị liệt khi đột quỵ?
Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và dự phòng căn bệnh này tái phát đa số người bệnh đều được điều trị bằng thuốc để phục hồi vùng não đã bị tổn thương. Quá trình điều trị này cần được thực hiện sớm, kĩ càng và phải rất kiên trì để đạt hiệu quả cao. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh đột quỵ thường được hỗ trợ tập vật lý trị liệu sớm nhất có thể.
Người bệnh liệt nửa người cần tích cực hoạt động và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để có kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị. Tăng cường tập luyện, hoạt động sẽ giúp cơ thể không bị liệt và giúp người bệnh kiểm soát được sức khỏe của mình. Ngoài ra, việc này cũng giúp người bệnh đề phòng loét da do nằm lâu. Để quá trình vật lý trị liệu đạt hiệu quả tốt nhất, cần tạo cho người bệnh một tâm lý điều trị thoải mái, vững vàng nhất.
Vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng cử động của các cơ bị tổn thương. Phương pháp này được điều chỉnh tùy theo từng bệnh nhân. Có thể sử dụng các bài tập trị liệu điều chỉnh những khớp xương: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp háng, khớp gối, khớp ngón chân… với các bài tập gấp, duỗi, đóng, mở khớp.
Bệnh nhân bị liệt nửa người thể cứng sẽ được hướng dẫn nằm, ngồi, đứng và đi, đi thăng bằng… tập cho các cơ, khớp nhanh chóng hồi phục.
Giữ một thai khỏe mạnh cho sản phụ mang song thai phát triển bất cân xứng
Mang song thai ở tuần 17, chị N.T.T (33 t.uổi) được phát hiện thai phát triển bất cân xứng. Các bác sĩ quyết định phải loại bỏ một thai và tiếp tục nuôi dưỡng thai còn lại chào đời khỏe mạnh ở tuần 37.
Sản phụ N.T.T mang song thai chung một bánh nhau, hai buồng ối. Từng sảy thai nên sản phụ được các bác sĩ theo dõi thai kỳ rất kỹ lưỡng. Ở tuần thai thứ 16, siêu âm ghi nhận các chỉ số hai bào thai quá chênh lệch. Trong đó, một thai nhỏ hơn 67% so với thai còn lại, cảnh báo nguy cơ cao thai lưu.
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Lâm Khoa, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, sản phụ mang song thai sẽ có chung bánh nhau nuôi bào thai dẫn đến hội chứng truyền m.áu song thai, thiếu m.áu, đa hồng cầu, bơm m.áu đảo ngược trong song thai hoặc thai chậm tăng trưởng chọn lọc.
Trong trường hợp sản phụ này, được xác định thai giới tăng trưởng chọn lọc (selective fetal growth restriction-sFGR). Đây là tình trạng một bào thai có thể nhận được ít phần nhau thai hơn so với thai còn lại, lưu lượng m.áu và dinh dưỡng đến nuôi thai ít hơn khiến một thai chậm phát triển trong tử cung, khiến thai phát triển bất cân xứng. Tình trạng này thường gặp ở nhóm song thai một bánh nhau, tỷ lệ mắc được báo cáo khoảng 12-25%.
Việc song thai có mức chênh lệch bất thường ở khoảng 20-25%, cao nhất khoảng 40% cũng gặp ở nhiều sản phụ, tuy nhiên, việc chênh lệch giữa hai thai tới 67% như sản phụ rất ít gặp.
Bình thường, song thai chênh lệch cân nặng 25% trở lên nguy cơ cao dẫn đến thai lưu trong tử cung, tổn thương não, suy hô hấp, xuất huyết nội sọ, co giật, nhiễm khuẩn, viêm ruột hoại tử, chậm phát triển tâm thần vận động, sinh non tháng.
Với sản phụ này, bào thai bé hơn có nguy cơ t.ử v.ong trong buồng tử cung, sẽ khiến cho thai còn lại cũng gặp nhiều tổn thương như thiếu m.áu nặng, tổn thương não, gây ra nguy cơ hỏng cả hai bào thai.
Để cứu một bào thai, bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi kẹp tắc rốn của thai bé hơn. Sau can thiệp, bào thai còn lại phát triển bình thường, cân nặng tăng đều theo tuần.
Những tuần sau đó, sản phụ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ở tuần 24, sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, thai giữ được không tăng cân. Ê-kíp xây dựng phác đồ điều trị đái tháo đường cho thai phụ bằng insulin.
Các bác sĩ duy trì cho bào thai phát triển trong bụng mẹ đến tuần 37,5 thì quyết định mổ. B.é t.rai nặng 2,6kg chào đời khỏe mạnh trong niềm vui vỡ òa của gia đình sản phụ. Bào thai lưu trong tử cung người mẹ cũng được lấy ra, bác sĩ lau sạch buồng tử cung trước khi đóng vết mổ.
Bác sĩ Lâm Khoa khuyến cáo, sản phụ mang song thai nói riêng hay đa thai nói chung đều có nhiều nguy cơ, cần theo dõi chặt chẽ. Thai phụ dễ có tình trạng bánh nhau cũng phân chia không đồng đều, thông nối mạch m.áu không cân bằng giữa hai thai dẫn đến các biến chứng trong song thai một nhau như hội chứng truyền m.áu trong song thai, thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, thai thiếu máu-đa hồng cầu, thai không tim.
“Trong trường hợp bất thường việc giảm thai có chọn lọc được cân nhắc nhằm giảm tổn hại về sức khỏe, tinh thần cho mẹ và bé”, bác sĩ Lâm nói.