Trong quá trình cho diêm vào cối để dã, bất ngờ diêm bùng cháy. Sau tai nạn, mắt bệnh nhi T. đau nhức, khó mở mắt, xuất hiện nhiều vết bỏng loét vùng da mặt và bàn tay phải.
Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhi T. Ảnh: BVCC
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ 11 t.uổi, trú huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) trong tình trạng bỏng hai mắt, vùng mặt và tay do tự chế pháo bằng diêm.
Theo lời kể của người thân, trong lúc bố mẹ không để ý, T. đã cạo đầu đỏ của các que diêm sau đó cho vào cối giã. Trong lúc thực hiện thì các đầu đốt bỗng bùng cháy mạnh, phóng thẳng vào mặt T.
Sau tai nạn, mắt T. đau nhức, khó mở mắt, xuất hiện nhiều vết bỏng loét vùng da mặt và bàn tay phải. Gia đình đã nhanh chóng đưa cháu vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu, điều trị.
Tại đây, các bác sĩ tiến hành khám phát hiện hai mắt bị bỏng kết – giác mạc do nhiệt kèm nhiều dị vật giác mạc. Bệnh nhi T. đã được các bác sĩ điều trị tích cực, kết hợp lấy dị vật giác mạc dưới máy sinh hiển vi.
Sau 8 ngày điều trị giác mạc biểu mô hóa hoàn toàn, thị lực phục hồi tốt. Vùng da mặt và tay bị bỏng đã phục hồi dần.
Các bác sĩ khoa Mắt, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, hàng năm khoa tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị tổn thương do pháo nói chung hoặc các vật dụng liên quan đến pháo nổ tự chế nói riêng. Trong đó, đa phần các trường hợp đều bị chấn thương mắt, tay, bỏng mặt và bỏng toàn thân, thậm chí có trường hợp để lại di chứng nặng như mù vĩnh viễn, mất bàn tay…
Thời điểm này, Tết nguyên đán đang cận kề, bác sĩ khuyến cáo, các gia đình có con nhỏ phải thường xuyên trông coi, quản lý, nhắc nhở con, cháu không nên tự chế pháo, chơi pháo để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cứu sống mẹ con sản phụ bị rau bong non thể nặng
Khoa Sản bệnh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa phẫu thuật cứu sống mẹ con sản phụ N.T.H.Y bị rau bong non thể nặng.
Đây là tình trạng cấp cứu sản khoa tối khẩn, khiến nguồn cung cấp oxy và trao đổi chất cho thai từ mẹ bị cắt đứt, dẫn đến suy thai nhanh chóng.
Sáng 29/11, trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, BS CKI. Nguyễn Thị Dung – Phó Trưởng khoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật cứu sống 2 mẹ con sản phụ bị rau bong non thể nặng.
Sau 27 ngày chăm sóc tích cực, bé sơ sinh con sản phụ N.T.H.Y. sức khỏe đã ổn định, tăng cân (1.570g), tự thở, ăn sữa qua sonde. Ảnh: Hoàng Yến
Trước đó ngày 02/11, Bệnh viện sản Nhi Nghệ An tiếp nhận sản phụ N.T.H.Y (20 t.uổi, trú tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) mang thai 31 tuần trong tình trạng co cứng bụng liên tục, â.m đ.ạo ra m.áu loãng đỏ thẫm màu, không đông; da niêm mạc nhợt, tim thai thấp 70 lần/phút (trong khi chỉ số thông thường là 120-160 lần/phút), trương lực cơ tử cung tăng, â.m đ.ạo ra m.áu nhiều, m.áu cục lẫn m.áu đông.
Sau khi khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết và biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ nhận định đây là dấu hiệu của rau bong non thể nặng – một cấp cứu tối khẩn đe dọa tính mạng cả 2 mẹ con sản phụ nếu không được xử trí kịp thời.
Ngay lập tức, sản phụ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu, đồng thời dự trù lượng m.áu để truyền trong quá trình phẫu thuật. Ca phẫu thuật lấy thai được tiến hành khẩn trương, dưới sự phối hợp của các bác sĩ khoa Sản, Gây mê hồi sức. Sau 20 phút, ca phẫu thuật đã thành công, 1 b.é g.ái nặng 1200g đã chào đời.
Do sinh non, nhẹ cân, phản xạ sơ sinh yếu, nhiễm khuẩn, suy hô hấp, xuất huyết dưới da, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh đã tiến hành đặt ống nội khí quản cho trẻ ngay tại phòng sinh đồng thời chuyển về khoa theo dõi, điều trị.
Cùng lúc, ê-kíp bác sĩ Sản khoa cũng đã tiến hành khâu bảo tồn tử cung, duy trì khả năng sinh sản cho sản phụ. Sau khi sổ rau, phát hiện khoảng 500ml m.áu thẫm màu lẫn m.áu cục tụ sau rau, tử cung thâm tím nhẹ,…
Sau mổ, sản phụ N.T.H.Y. được chuyển về khoa Hồi sức ngoại để tiếp tục theo dõi và điều trị. Nhờ được cấp cứu, phẫu thuật kịp thời, 2 mẹ con sản phụ Y. đã được cứu sống trong gang tấc.
Sau 27 ngày chăm sóc tích cực, sức khỏe bé sơ sinh con sản phụ N.T.H.Y. đã ổn định, tăng cân ( đạt 1.570g), tự thở, ăn sữa qua sonde.
Trường hợp sản phụ Y. là một ca tối cấp cứu được triển khai hết sức khẩn trương nhờ sự chẩn đoán kịp thời, chính xác và sự phối hợp tốt, phản ứng nhanh trước, trong và sau phẫu thuật lấy thai của ê kíp bác sĩ.
“Trước đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận và xử lý nhiều trường hợp rau bong non, tuy nhiên trường hợp này rất nặng, việc cứu sống bé sơ sinh là nỗ lực của toàn bộ ê kíp các y bác sĩ. Nếu để càng lâu, cơ hội cứu sống thai nhi càng giảm và nguy cơ t.ử v.ong cho sản phụ càng tăng lên. Vì vậy, mọi sản phụ khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi có dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra m.áu â.m đ.ạo cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”. BS CKI. Nguyễn Thị Dung khuyến cáo.