Nhờ bố vợ đứng tên mua chung cư có lợi nhất trong trường hợp nào?

Hỏi: Vợ chồng tôi mua căn hộ chung cư (chưa bàn giao) và nhờ bố vợ đứng tên vì không được tuổi. Trong tháng 12/2018, chúng tôi sẽ làm giấy tờ cho căn hộ này.

Vậy xin hỏi, trường hợp nào là hợp pháp và có lợi hơn cho hai vợ chồng khi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng căn hộ? Trong các trường hợp sau, gia đình tôi sẽ phải nộp những loại thuế nào? 

Trường hợp thứ nhất: Để bố tôi đứng tên hợp đồng và đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng, sau đó cho tặng hoặc chuyển nhượng cho chúng tôi.

Cụ thể, nếu bố tôi làm hợp đồng bán lại căn hộ trên cho vợ chồng tôi thì cần làm thủ tục sang tên như thế nào? chi phí ra sao?

Đối với trường hợp bố tôi làm hợp đồng cho tặng vợ tôi căn hộ này, khi làm thủ tục sang tên liệu tôi có thể đứng tên hay không? Thủ tục và chi phí như thế nào?

Trường hợp thứ hai: Trước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận, bố tôi làm hợp đồng cho tặng/chuyển nhượng lại vợ chồng tôi để sau này tôi đứng tên làm thủ tục cấp giấy tờ. Liệu có thể làm theo cách này hay không thưa luật sư? có lợi hơn trường hợp thứ nhất không? thủ tục, thuế phí ra sao?

Ngoài những trường hợp nêu trên thì có trường hợp nào nữa không? Chúng tôi nên xử lý như thế nào?

Chân thành cảm ơn!

(ntuevt@…)

dung ten mua chung c f4db
Khoản 10, Điều 9, Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định về những trường hợp được miễn lệ phí trước bạ. (Ảnh minh họa)

Trả lời:

Những trường hợp được miễn lệ phí trước bạ được quy định rõ tại Khoản 10, Điều 9, Nghị định 140/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP và Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân, những khoản thu nhập được miễn thế bao gồm:

“1) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

4) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau”.

Căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp bố bạn đứng tên trên sổ thì khi chuyển nhượng cho vợ chồng bạn, căn hộ này sẽ trở thành tài sản chung của hai vợ chồng. Đồng thời, vợ chồng bạn không phải đóng thuế cho phần mà bạn được nhận song phải đóng thuế thu nhập cá nhân cùng thuế môn bài cho phần của người vợ.

Còn nếu bố bạn đứng tên và chỉ chuyển nhượng căn hộ cho bạn, khi đó căn hộ sẽ thuộc tài sản riêng của bạn nên được miễn thuế thu nhập cá nhân lẫn thuế môn bài.

Lưu ý là, bạn cần phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho và trả khoản phí công chứng theo quy định hiện hành. 

Theo Cafeland

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *