Vào những ngày rét, bạn phải thay đổi thói quen để không bị ốm, cần đặc biệt lưu ý những việc cần tránh và những việc nên làm.
Để tiết trời lạnh không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, mọi người cần lưu ý đến các thói quen sinh hoạt, tránh những hành vi có thể dẫn đến ốm đau, bệnh tật.
Những việc nên làm khi trời chuyển lạnh
Giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh là điều đương nhiên mà ai cũng biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giữ ấm đúng cách. Bạn cần đặc biệt lưu ý một số bộ phận như bàn tay, ngực, cổ, đầu, tuyệt đối tránh nhiễm lạnh các vùng này bằng cách mặc ấm, đội mũ, mang tất, găng tay, quàng khăn hoặc mặc áo kín cổ.
Trẻ nhỏ càng phải được giữ ấm cẩn thận, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ, đầu, tránh ra gió và ra ngoài vào ban đêm.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng là một trong những việc nên làm khi trời chuyển lạnh: Thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch các vật dụng như cốc chén, bát đũa…, nhất là khi có người ốm trong gia đình.
Giữ ấm cơ thể đầy đủ là một trong những điều nên làm khi trời chuyển lạnh. (Ảnh: Manchesterhandsurgeon)
Cần tắm ở nơi kín gió và tránh tắm quá lâu. Đặc biệt, người có t.uổi nên hạn chế tắm và gội cùng lúc, tránh biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người đề kháng kém… cần tiêm phòng cúm. Người già cần tuân thủ điều trị bệnh lý nền, không tự ý bỏ thuốc, kiểm soát tốt huyết áp và mỡ m.áu, theo dõi các chỉ số thường xuyên.
Một lưu ý quan trọng khác là ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Có thể bổ sung các vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C và uống đủ nước; ăn cân đối các nhóm dưỡng chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cần uống nước ấm, tránh sử dụng những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Tăng cường vận động, tập thể dục cũng là việc cần thiết để tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên ra ngoài tập thể dục lúc sáng sớm vì dễ dẫn đến đột quỵ, nhất là người già. Nên tập nơi đủ ấm, không bị gió lùa, khởi động kỹ và mặc quần áo thoải mái, không quá mỏng hay quá dày.
Những việc cần tránh khi trời chuyển lạnh
Những thói quen sau dễ gây bất lợi cho sức khỏe vào mùa đông, bạn nên tránh:
– Mặc nhiều quần áo khi ngủ: Thời tiết lạnh giá, nhiều người có thói quen mặc nhiều quần áo ngay cả khi đi ngủ và điều này không có lợi. Mồ hôi sẽ không thể thoát ra ngoài và ngấm ngược vào da khiến bạn ngủ không ngon giấc, thậm chí gây cảm lạnh.
Bên cạnh đó, việc mặc quần áo dày hoặc mặc nhiều quần áo khi ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, đau mỏi. Tốt nhất là chọn bộ quần áo làm bằng chất liệu thoáng khí, độ dày vừa phải để tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.
– Đi tất cả ngày: Đi tất giúp giữ ấm chân nhưng thói quen đi tất suốt ngày ngay cả lúc ngủ có thể khiến đôi chân bạn bị bí hơi. Mồ hôi không thoát ra được sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, về lâu dài có thể gây bệnh thấp khớp.
– Tắm nước lạnh: Dù có chịu lạnh giỏi, bạn cũng không nên tắm nước lạnh vào những ngày giá rét. Nếu cơ thể bị nhiễm lạnh bất ngờ thì hậu quả có thể nghiêm trọng, chẳng hạn như bất tỉnh, hôn mê, thậm chí đột quỵ và t.ử v.ong. Khi nhiệt độ giảm thấp, bạn nên tắm nước ấm và tắm nhanh, đặc biệt không nên tắm khuya. Bên cạnh đó, bạn nên tránh gội đầu ban đêm hoặc khi cơ thể đang mệt mỏi. Sau khi gội, hãy nhanh chóng lau khô tóc và sấy phần tóc sát da đầu trước tiên. Tuyệt đối không được để tóc ướt đi ngủ.
Tập thể dục ngoài trời lúc sáng sớm là điều cần tránh khi trời chuyển lạnh. (Ảnh: Shutterstock)
– Tập thể dục ngoài trời lạnh: Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe nhưng nếu thời tiết quá lạnh thì bạn không nên tập ngoài trời, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc buổi tối lạnh lẽo. Nếu muốn tập thể dục để giữ gìn sức khỏe, bạn có thể tập trong nhà. Nếu tập ngoài trời thì phải khởi động thật kỹ cho nóng người và nên đợi lúc trời bớt lạnh.
– Uống nước quá nóng trước khi ra ngoài: Bất kỳ món đồ uống nóng nào cũng đều làm tăng lưu thông m.áu và cải thiện cơ chế phòng vệ của cơ thể. Tuy nhiên, chúng làm cho các mạch m.áu mở rộng và nếu bạn ra ngoài trời lạnh, nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng giảm xuống. Vì vậy, chúng ta chỉ nên uống nước ấm, không nên uống nước quá nóng trước khi ra ngoài.
– Để bụng đói khi đi ra ngoài: Nếu để bụng quá đói khi ra ngoài trời lạnh, cơ thể bạn sẽ nhanh bị nhiễm lạnh, thậm chí hạ thân nhiệt, rất nguy hiểm.
– Uống ít nước: Mùa đông, nhiều người ít uống nước khiến cơ thể không được cung cấp đủ nước, hậu quả là sức đề kháng giảm, da khô ráp, sạm, thiếu độ căng bóng.
– Đốt than củi, than tổ ong để sưởi ấm: Đây là việc cần tránh khi trời chuyển lạnh mà bạn phải đặc biệt lưu ý. Đã có nhiều người t.ử v.ong do sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong trong phòng kín. Dù rét, bạn cũng phải tuyệt đối tránh cách sưởi ấm này, vì khói than sẽ gây ngộ độc cho những người trong nhà.
Những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh
Vào những ngày trời lạnh nhiệt độ hạ thấp, bạn nên ăn những loại thực phẩm như: các loại thịt nạc, cháo yến mạch, khoai lang, socola đen… để giúp giữ ấm cơ thể từ bên trong.
Thức ăn mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể và khiến bạn cảm thấy ấm hơn. Thuật ngữ y học cho quá trình này gọi là sinh nhiệt, là quá trình cơ thể bạn tạo ra nhiệt do chuyển hóa thức ăn. Một số nhóm thực phẩm có hiệu ứng nhiệt cao hơn những nhóm khác như các loại thức ăn có nhiều chất béo lành mạnh, protein và carbohydrate. Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp giữ ấm cho bạn trong thời tiết lạnh giá.
Protein từ thịt
Ngoài việc có hiệu ứng nhiệt cao nhất trong ba chất dinh dưỡng đa lượng chính, protein còn có mức độ no cao. Thực phẩm giàu protein giúp giữ lượng đường trong m.áu ổn định giữa các bữa ăn và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Thịt nạc là một loại thực phẩm giàu khoáng chất có thể giúp cơ thể bạn ấm lên trong mùa lạnh.
Các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu nạc và thịt xay 90% nạc hoặc thịt thăn nạc đều là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn trong mùa đông.
Canh nóng hoặc súp cà chua
Mùa đông, ăn một bát canh nóng hoặc canh cà chua rất có lợi cho cơ thể trong những ngày nhiệt độ thời tiết xuống thấp. Cà chua giàu vitamin C và lycopene có thể tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong và giúp cơ thể tránh được những bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm cúm, viêm mũi, sổ mũi,…
Cháo yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ và protein thực vật. Bắt đầu ngày mới với bữa sáng nóng hổi gồm yến mạch và các loại ngũ cốc khác. Trời lạnh ăn cháo yến mạch có tác dụng làm ấm và giữ ấm cơ thể rất tốt.
Chất xơ có thể cải thiện lượng cholesterol của bạn và khiến bạn cảm thấy no. Ngoài ra, yến mạch còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa sáng lành mạnh.
Rau lá xanh
Bạn có biết rằng các loại rau lá xanh như cải xoăn, lá bạc hà, rau bina,… còn giúp cơ thể bạn ấm lên đáng kể. Không chỉ ăn vào mùa đông mới ngon mà ăn mùa nào trong năm cũng tốt. Ngoài tác dụng giúp xua tan cái lạnh, những loại rau lá xanh này còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.
Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen có đặc tính chống viêm và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh phổ biến trong mùa đông như: viêm đường hô hấp, cảm lạnh, ho và thậm chí là viêm khớp. Trong bữa ăn ngày lạnh, chỉ cần thêm một chút hạt tiêu vào món ăn sẽ giúp cơ thể bạn chống chọi với cái lạnh bên ngoài và ngăn ngừa bệnh tật.
Thêm hạt tiêu vào bữa ăn trong mùa đông để bảo vệ cơ thể.
Táo
Nhiều người chia sẻ với nhau rằng, mỗi ngày ăn một quả táo thì cả mùa đông sẽ không cần dùng đến thuốc. Nói như vậy để thấy công dụng hữu ích của loại quả này đối với sức khỏe của chúng ta.
Hàm lượng vitamin C và kali cao trong táo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chất xơ giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Táo giàu chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất nên giúp cải thiện tỷ lệ trao đổi chất và tăng cường hệ thống miễn dịch trong mùa đông.
Socola đen
Một cốc socola nóng hổi, thơm lừng sẽ giúp làm ấm cơ thể ngay lập tức, bạn cũng có thể ăn một miếng socola đen nguyên chất hàng ngày để tăng cường trao đổi chất và hệ miễn dịch trong mùa đông. Ngoài ra, chất theobromine trong socola đen còn giúp cơ thể đẩy lùi các triệu chứng cảm lạnh.
Socola đen giúp cung cấp năng lượng tức thời.
Khoai lang
Khoai lang và các loại rau củ khác cần nhiều năng lượng hơn để di chuyển trong quá trình tiêu hóa, làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Chứa nhiều vitamin A, vitamin C và kali, khoai lang có thể bổ sung chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho bữa ăn mùa đông thêm ấm áp./.