Khuyết tật nghe, nói ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác, trao đổi hay thể hiện các nhu cầu cá nhân.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu khuyết tật nghe nói ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn.
Hiện có nhiều dạng khuyết tật trong đó khuyết tật nghe, nói ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác, trao đổi hay thể hiện các nhu cầu cá nhân.
Trẻ bị giảm hay không có khả năng nghe/ nói/ phát âm hoặc cả 3 trường hợp trên cũng được xếp vào nhóm khuyết tật. Vì vậy, việc hiểu đúng về các dạng khuyết tật ở trẻ sẽ giúp phụ huynh nhận biết sớm được các biểu hiện bất thường ở con nếu có, từ đó sớm có biện pháp can thiệp trong các trường hợp cần.
Một thống kê tại Việt Nam cho thấy ở, có khoảng 2,74% trẻ trong độ t.uổi 2- 4 t.uổi bị khuyết tật và 2,81% trẻ trong độ t.uổi 5- 17 t.uổi bị khuyết tật. Mặt khác 2,94% t.rẻ e.m khuyết tật ở nông thôn và 2,42% ở thành thị. Trong số đó tỉ lệ trẻ ở nông thôn phát hiện khuyết tật muộn là khá lớn do sự thiếu thốn về nhận thức cũng như các biện pháp chẩn đoán y tế chuyên môn.
Theo các chuyên gia, các dạng khuyết tật ở trẻ sẽ khó nhận biết hơn ở người trưởng thành. Bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên đôi khi việc chưa phát triển một vài chức năng vẫn có thể xảy ra.
Nhân viên y tế tập ngôn ngữ trị liệu cho một trẻ nghi khuyết tật tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Mặt khác ở những nhóm trẻ 2- 3 t.uổi trở xuống, trẻ vẫn chưa có năng lực nhận thức hay ngôn ngữ cao nên việc con có thể hiện sự khó chịu ở một cơ quan nào đó cũng không được rõ ràng như người lớn. Bởi thế với các dạng khuyết tật ở t.rẻ e.m bẩm sinh thường rất khó nhận biết ngay mà thường đợi đến khi con lớn mới có thể phát hiện.
Thực tế có rất nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề các dạng khuyết tật ở trẻ, trong đó không thể không nhắc đến các hạn chế, thiếu thốn trong khía cạnh chăm sóc và tạo điều kiện cho các đối tượng này hòa nhập với cộng đồng. Phát hiện sớm và can thiệp điều trị phù hợp cũng là t.iền đề quan trọng để thay đổi cuộc sống cho những nhóm trẻ này.
Nhận biết sớm khuyết tật nghe, nói
Hiện nay tỷ lệ trẻ chậm nói có liên quan đến các dạng khuyết tật nghe, nói ở trẻ cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể phát hiện. Nhiều người mãi cho đến khi trẻ 4- 5 t.uổi nhưng không thấy con có các phản ứng với tiếng động, không phát ra âm thanh hoặc rất ít mới đưa trẻ đi khám và biết con gặp các khiếm khuyết về thính giác.
ThS.BS Nguyễn Mai Hương – Phó trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Chậm phát triển ngôn ngữ ở t.rẻ e.m là một tình trạng chậm trễ trong việc đạt được mốc phát triển về ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt.
“Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói, phản ứng lại với lời nói của người khác, chậm nói, không ghép được các từ thành câu, vốn từ ít, diễn đạt câu vụng về…
Thông thường, một trẻ được coi là chậm nói khi tới 2 t.uổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (câu 2 từ)”- BS Hương nói.
Trẻ chậm nói được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chậm phát triển ngôn ngữ ở t.rẻ e.m chiếm tỉ lệ khoảng 20%. Đa số trẻ sẽ bắt kịp đà phát triển khi 4 t.uổi nếu được can thiệp sớm và tích cực. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn những khó khăn về ngôn ngữ sau 4 t.uổi, vì vậy vẫn cần những biện pháp can thiệp lâu dài.
Các chuyên gia cho rằng, biểu hiện về dạng khuyết tật nghe nói ở trẻ giúp phụ huynh có thể phát hiện sớm như:
– Trẻ không phản ứng với âm thanh, không bị giật mình trước các tiếng động lớn
– Không quay đầu nhìn khi cha mẹ gọi tên
– Trẻ không phát ra âm thanh hay lời nói khi đạt cột mốc 7 tháng t.uổi
– Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ hay lời nói của trẻ đều chậm hơn những đ.ứa t.rẻ khác, thậm chí là không có
– Trẻ không biết dùng lời nói hay ngôn ngữ để diễn đạt các nhu cầu cá nhân
– Trẻ không hiểu người khác nói gì và cũng không đáp ứng thực hiện các yêu cầu từ người khác
– Lời nói không rõ hoặc không ai hiểu
– Không bắt chước lời nói của người khác
– Mặt khác nếu bị bị điếc ( khiếm thính hoàn toàn) thường cũng sẽ kèm theo tình trạng câm.
Với các dạng khuyết tật nghe nói ở trẻ có thể liên quan đến các bệnh lý khiếm thính, câm, sứt môi hở hàm ếch, hoặc cũng có thể liên quan đến một số vấn đề tổn thương trong não bộ.
Lời khuyên của bác sĩ
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu khuyết tật nghe nói ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn. Vì thế, khi cha mẹ thấy con mình có những bất thường kể trên, cần sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Các bác sĩ sẽ tiến hành đ.ánh giá toàn diện các kỹ năng phát triển của trẻ, phát hiện các nguyên nhân hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, thực hiện các trắc nghiệm tâm lý cần thiết.
Trẻ khuyết tật nghe nói cần được thăm khám bởi đội ngũ cán bộ đa ngành, bao gồm bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu, nhiệt tình, yêu trẻ. Cha mẹ của trẻ sẽ được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về các hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho trẻ tại gia đình.
Những “trọng điểm” khi tắm giúp phụ nữ khỏe mạnh, sống lâu
Nếu biết tận dụng, tắm rửa không chỉ để làm sạch mà còn là thời gian thư giãn, giúp phòng nhiều bệnh tật.
Chị em phụ nữ thường có xu hướng quan tâm hơn đến tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Nhưng không phải chị em nào cũng biết rằng ngoài tác dụng làm sạch, việc tắm rửa hàng ngày còn có thể thư giãn, chăm sóc sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần.
Điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên tắm càng nhiều hay tắm càng lâu, kỳ cọ càng kỹ thì càng tốt. Ngược lại, những điều này còn có thể phản tác dụng, gây hại cho cơ thể. Thay vào đó, có 3 vị trí mà chị em phụ nữ nên chú ý làm sạch, chà xát nhiều hơn trong khi tắm để khỏe mạnh và sống lâu hơn:
1. Lòng bàn chân
Lòng bàn chân là nơi dễ bị bỏ qua hoặc chỉ kỳ cọ qua loa trong khi tắm. Tuy nhiên, vị trí này có rất nhiều mối liên hệ với sức khỏe, nhất là ở nữ giới.
Lòng bàn chân là vị trí dễ tích tụ nhiều vi khuẩn, cần vệ sinh kỹ (Ảnh minh họa)
Lòng bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và giày dép hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Phụ nữ cũng thường đi giày cao gót nên việc bàn chân phải căng ra để giữ thăng bằng, trạng thái chân không thoải mái. Vì vậy việc làm sạch kỹ và massage lòng bàn chân không chỉ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn mà còn giảm đau, lưu thông mạch m.áu.
Bàn chân còn được Y học cổ truyền ví như “trái tim thứ hai” của con người, liên quan đến nhiều cơ quan nội tạng. Ví dụ như lòng bàn chân kết nối với thận, ngón cái thì có liên quan đến gan, mu ngón thứ hai liên hệ với dạ dày… Do đó, việc làm sạch và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.
Lòng bàn chân còn là nơi tập trung nhiều kinh tuyến và huyệt đạo quan trọng. Phụ nữ làm, sạch lòng bàn chân kỹ, tác động lực vừa phải lên lòng bàn chân đều đặn giúp nuôi dưỡng thận, làm giãn mạch m.áu, cải thiện tốc độ thải độc tố, giảm độ nhớt của m.áu. Nói cách khác, chăm sóc bàn chân cũng là cách để cơ thể ngày càng khỏe mạnh và kéo dài t.uổi thọ.
2. Nách
Vùng dưới cánh tay và gần với ngực (còn gọi là nách) cũng là vị trí chị em phụ nữ cần để ý kỹ hơn mỗi khi tắm rửa. Đây là vùng rất dễ đổ mồ hôi, có mùi khó chịu, lại ẩm ướt nên dễ trở thành “ổ vi khuẩn”. Vệ sinh nách kỹ hơn khi tắm giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh vi khuẩn tấn công. Ngoài ra còn có thể hạn chế mùi cơ thể, cải thiện tình trạng da tối màu – một trong những điều chị em tự ti với vùng da dưới cánh tay.
Nơi đây còn tập trung nhiều tuyến mồ hôi, hạch bạch huyết và huyệt đạo quan trọng. Y học cổ truyền cho rằng, dù không hiểu gì về huyệt đạo thì việc chà xát nách mỗi khi tắm hàng ngày cũng đã giúp ích rất nhiều cho sức khỏe. Nhất là với tim mạch và não bộ. Khi tắm, làm sạch vùng da dưới cánh tay tương đương với việc xoa bóp nhẹ các tuyến mồ hôi, hạch bạch huyết, huyệt đạo và mạch m.áu, có thể điều hòa khí huyết, giải độc và dưỡng tâm.
Có một huyệt đạo rất quan trọng dưới nách, được gọi là huyệt Cực tuyền. Khi tắm chà xát, massage nhẹ nhàng huyệt Cực tuyền, có thể giúp giãn nở lồng ngực và tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó cũng có thể phòng ngừa được bệnh mạch m.áu não và bệnh tim mạch vành rất hiệu quả.
Đặc biệt, chú ý đến vệ sinh nách khi tắm hàng ngày còn có thể giúp phát hiện sớm các bất thường liên quan tới ung thư hạch và ung thư vú. Nếu xoa bóp vùng này nhẹ nhàng cùng tác động từ nước tắm, nhất là nước ấm thì còn có thể tác động tích cực tới tim mạch, giảm cân.
3. Phía sau tai
Không sai khi nói rằng muốn biến một người có sạch sẽ hay không thì cần nhìn vào đôi tai của họ, nhất là vị trí phía sau tai. Bởi vì đây là nơi tốt để “che giấu” bụi bẩn, khó vệ sinh và khó tự kiểm tra xem đã thật sự sạch sẽ chưa. Tương tự, vị trí này cũng rất dễ bị bỏ qua mỗi khi tắm rửa.
Phía sau tai là vị trí rất dễ bị bỏ qua mỗi khi tắm rửa (Ảnh minh họa)
Bạn không nên ngoáy tai quá thường xuyên vì ráy tai có chức năng bảo vệ tai và thính giác. Tuy nhiên, việc làm sạch đôi tai ở bên ngoài thì lại vô cùng cần thiết, phải làm hàng ngày. Tai có nhiều nếp gấp, lại là nơi thường không được bao phủ bởi trang phục, tiếp xúc nhiều với nắng gió cũng như khói bụi. Nhiều người còn có thói quen sờ tay lên tai hoặc đeo nhiều trang sức, tất cả những điều này tiềm ẩn nguy cơ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn cao. Không vệ sinh kỹ dễ gây viêm nhiễm, thậm chí ảnh hưởng thính lực.
Chưa kể, phía sau tai phân bố nhiều huyệt đạo quan trọng và đầu dây thần kinh, có liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể như: hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết . Ví dụ như phía sau dái tai, ở chỗ lõm phía trước đầu dưới của xương chũm, là huyệt Nhất Phong. Nhiều vấn đề về thần kinh, tâm trạng và thậm chí là cải thiện ngũ quan trên mặt có thể được giải quyết khi xoa nhẹ nhàng huyệt đạo này. Đặc biệt là khi tắm. Nổi bật như giảm đau đầu, giúp ngủ ngon, chữa ù tai, đau họng, cải thiện miệng và mắt xếch, cứng hàm, sưng má…
Hay phía trên dái tai khoảng 0,5 cm có một huyệt gọi là huyệt Đình Công có liên quan đến thính giác, trí nhớ và cảm giác cân bằng của chúng ta. Tại mép bên dưới đối bình tai được chia làm 3 phần bằng nhau, phần thứ nhất chính là huyệt “Thần kinh thị giác” có liên quan đến các vấn đề như độ nhạy cảm, thị lực, thị trường của thị giác.
Vì vậy, phụ nữ chú trọng làm sạch và massage tai khi tắm không chỉ giúp sạch sẽ hơn, tăng độ tự tin mà còn thư giãn, phòng nhiều bệnh tật.