Mọi người thường cho rằng chỉ uống rượu bia mới làm tổn hại tới gan, tuy nhiêu trên thực tế nhiều thói quen khác cũng gây ảnh hưởng tới bộ phận này.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Bệnh về gan thường không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, nên không được mọi người chú ý. Việc bảo vệ lá gan rất quan trọng.
Bảo vệ gan là việc vô cùng quan trọng (Nguồn: Sohu)
Mỗi người đều có thói quen ăn uống, sinh hoạt riêng, thói quen tốt sẽ có lợi, nhưng thói quen không lành mạnh sẽ gây hại tới gan của bạn. Dưới đây là 3 thói quen xấu gây hại tới gan mà nhiều người mắc phải, bạn nên thay đổi càng sớm càng tốt.
Bỏ bữa sáng
Sau một đêm dài, cơ thể đã chuyển hóa hết lượng thức ăn nạp vào từ ngày hôm trước, dạ dày trong trạng thái trống rỗng, lúc này cần phải nạp thức ăn kịp thời để bổ sung năng lượng cho cơ thể để giúp các cơ quan hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi cuộc sống bận rộn, nhiều người thường bỏ bữa sáng.
Thói quen bỏ bữa sáng khiến cơ thể không được bổ sung năng lượng, gan không đủ năng lượng để thực hiện các vai trò của mình, từ đó làm chất độc tích tụ trong gan ngày càng tăng, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng cho gan.
Ngoài ra, nếu không ăn sáng, sẽ gây thiếu dinh dưỡng, hạ đường huyết và các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm ruột.
Ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều chất béo
Với việc điều kiện sống được cải thiện, ngày nay con người đã thay đổi từ những bữa ăn đơn giản sang các bữa ăn sang trọng cầu kì. Việc bạn ăn quá nhiều đồ chiên rán, nhiều chất béo sẽ gây hại cho sức khỏe của gan.
Những thức ăn này sẽ dễ làm tăng gánh nặng cho gan và tăng nguy cơ mắc bệnh gan. Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Helmholtz ở Munich – Đức phát hiện ra rằng, lipid có hại trong thực phẩm giàu chất béo có thể kích hoạt tế bào miễn dịch và di chuyển đến gan, tác động với các tế bào trong mô gan gây ra một số bệnh về gan như bệnh gan nhiễm mỡ.
Lạm dụng thuốc
Một số người có hành động lạm dụng thuốc trong thời gian dài với suy nghĩ uống dài ngày để tăng hiệu quả chữa bệnh, gây ra các tác động không tốt cho gan.
Gan là cơ quan giúp chuyển hóa thuốc. Nếu tự ý uống thuốc trong thời gian dài khi không có sự tư vấn của bác sĩ sẽ khiến gan không chuyển hóa kịp các chất trong thuốc, gây tích tụ và có hại tới gan.
Chớ lạm dụng mẹo chữa bệnh dân gian!
Dù đã có rất nhiều khuyến cáo nhưng không ít người vẫn áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian truyền miệng, để lại hậu quả đáng tiếc
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn học viên thực hiện phương pháp giác hơi trị bệnh Ảnh: HẢI YẾN
Từ sơ khai, khi bị bệnh, con người liền tìm cách chữa trị. Trong đó, họ tìm tới các loại cây, lá để ăn. Vô tình, sau khi ăn thì nhiều người khỏi bệnh và từ đó lưu truyền về sau. Tuy nhiên, họ lại không giải thích được tại sao các loại cây, lá ấy trị được bệnh.
Phân biệt mẹo chữa bệnh dân gian và phương pháp đông y
Mẹo trị bệnh dân gian là cách làm, cách chữa bệnh được truyền lại qua các thế hệ và phổ biến trong cộng đồng. Chúng dựa trên kinh nghiệm và quan sát của người dân trong việc chữa bệnh thông qua các biện pháp tự nhiên, sử dụng những thành phần có sẵn trong môi trường xung quanh; không được chứng minh bằng phương pháp nghiên cứu khoa học và không có cơ sở y học chính thức.
Mẹo trị bệnh dân gian có thể có hiệu quả trong một số trường hợp nhưng cũng có thể không bảo đảm độ an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Trong khi đó, phương pháp trị bệnh theo đông y được xây dựng trên cơ sở lý thuyết y học và hệ thống hóa rõ ràng. Đây là điểm khác nhau lớn nhất với mẹo trị bệnh dân gian. Trong đông y, bệnh được coi là sự mất cân bằng trong hệ thống cơ thể và sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.
Để điều trị bệnh, đông y sử dụng các phương pháp như thảo dược, châm cứu, xoa bóp… và tuân thủ các quy tắc ăn uống, lối sống lành mạnh. Phương pháp này dựa trên các nguyên lý lâu đời và đã được phát triển, tinh chỉnh qua hàng ngàn năm.
Đáng lưu ý, đến nay, một số mẹo chữa bệnh dân gian vẫn còn được sử dụng phổ biến. Điển hình, một số bệnh nhân đột quỵ đã tham khảo thông tin trên mạng và làm theo bằng cách chích, lể đầu ngón tay. Tuy nhiên, bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn, khiến họ qua thời gian vàng điều trị.
Trong đông y, đột quỵ gây ảnh hưởng tạng can, khiến tay chân mềm nhũn kết hợp với can khí uất kết gây ra tình trạng yếu liệt nửa người. Tình trạng này thuộc phạm vi chứng trúng phong. Đây là cấp cứu của đông y cũng như y học hiện đại. Do đó, cần giải quyết theo sở trường cấp cứu, không đơn thuần chỉ là cấp cứu tại nhà hoặc dùng phương pháp thông thường.
Rủi ro khi áp dụng mẹo chữa bệnh dân gian
Dưới góc độ y khoa, chích là dùng kim đ.âm vào điểm đau, điểm ứ huyết, huyết độc tự chảy ra ngoài. Lể là véo da lên, dùng kim châm vào nơi có điểm tụ huyết, xuất huyết; m.áu không tự chảy ra mà cần dùng tay nặn nơi huyết ứ hoặc các huyệt vị, sau đó dùng bầu giác hút ra.
Chích, lể giúp khai thông khí huyết, giải ứ huyết, tà khí, điều hòa âm dương. Đối với một số bệnh nhất định (đau, nhức…), sau chích, lể, giác hơi thì khí huyết lưu thông trở lại, bệnh khỏi rất nhanh.
Tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng áp dụng phương pháp này. Đặc biệt, khi áp dụng cần nắm rõ nguyên tắc, thủ thuật, trường hợp cấm kỵ và biện pháp xử lý khi xảy ra tình huống không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán đúng bệnh trạng để điều trị. Bởi lẽ, tính an toàn phụ thuộc vào người bệnh, người điều trị và môi trường, dụng cụ điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn học viên thực hiện phương pháp giác hơi trị bệnh Ảnh: HẢI YẾN
Thực tế, những cách trị bệnh được dân gian lưu truyền hiện nay không phải sai hoàn toàn. Một số phương pháp đã và đang được áp dụng, trị bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, cách trị bệnh dân gian dù phương pháp có hay đến mấy cũng chỉ phù hợp với một bệnh cảnh, một giai đoạn bệnh nhất định. Do đó, nếu cứ thực hiện theo mà không tham vấn ý kiến của chuyên gia thì rất có thể “lợi bất cập hại”.
Ví dụ, một số người mua cây, lá về uống trị đái tháo đường, cao huyết áp. Thực tế, một số loại cây, lá có tác dụng hỗ trợ hoặc hạ đường huyết, hạ huyết áp. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, để tránh tác dụng phụ hạ đường huyết, hạ huyết áp quá mức gây nguy hiểm tính mạng.
Một số người bị phỏng thường đắp mật ong, lá cây vào vết thương hở. Thực tế, các loại này trong đông y đều có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, có thể mang lại cảm giác dịu nhẹ cho vùng thương tổn. Nghiên cứu cho thấy mật ong có thể có lợi trong việc làm lành các vết thương như vết cắt, vết phỏng nhẹ, vết loét; còn hiệu quả của việc đắp lá lên vết thương hở thì chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.
Do đó, trong trường hợp các vết thương nghiêm trọng, sâu và có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao, nên đến cơ sở y tế uy tín để bảo đảm an toàn và hiệu quả trong điều trị.