Cách tránh chấn thương khi nhảy dây

Nhảy dây là bài tập luyện đơn giản, dễ thực hiện ở mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên, nếu tập không đúng cách có thể gây một số chấn thương nguy hiểm.

Dưới đây là cách để tránh chấn thương khi nhảy dây.

1. Các chấn thương thường gặp khi nhảy dây

BS. Nguyễn Trọng Thủy (nguyên bác sĩ Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 Việt Nam) cho biết, nhảy dây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện sự phối hợp, tăng khả năng tập trung, tăng sức bền, giúp giảm mỡ và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, việc nhảy dây không đúng cách có thể gây một số chấn thương:

– Đau khớp: Việc nhảy dây quá mức có thể dẫn đến đau khớp, từ đó làm giảm hiệu suất luyện tập. Đau khớp do nhảy dây sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi.

– Chấn thương gân cẳng chân: Nếu tập luyện cường độ cao vượt quá mức có thể sẽ dẫn đến chấn thương ống chân. Chấn thương này khiến người tập đau nhói dọc theo xương ống quyển. Ngoài ra, người tập có thể bị sưng nhẹ ở cẳng chân.

– Gãy xương: Nhảy dây sẽ dồn trọng lượng lên xương cẳng chân. Việc tập luyện quá sức có thể khiến phần xương bị tổn thương. Do đó, những người có xương cẳng chân yếu có thể bị gãy xương.

– Bong gân gót chân: Gân gót chân chịu trách nhiệm vận động lớn khi nhảy dây. Nếu vận động quá mức sẽ tạo áp lực cho gân gót chân dẫn đến gây đau và viêm nhiễm ở phần bàn chân.

cach tranh chan thuong khi nhay day bc6 7051876

Bong gân gót chân là chấn thương thường gặp khi nhảy dây quá sức.

2. Làm thế nào để tránh chấn thương khi nhảy dây?

Đôi khi rất khó để phân biệt giữa cơn đau thông thường và cơn đau do chấn thương thể thao. Đau nhức cơ bắp thông thường được đặc trưng bởi sự mệt mỏi và căng cứng. Điều này có thể được cải thiện theo thời gian bằng cách kéo giãn cơ. Tuy nhiên, nếu bị chấn thương, các triệu chứng đau, sưng tấy và mệt mỏi sẽ kéo dài, không khỏi.

Có thể tránh các chấn thương khi nhảy dây bằng một số cách dưới đây:

– Lựa chọn bề mặt nhảy dây: Khi nhảy dây, hãy cố gắng tránh các bề mặt cứng như nhựa đường và bê tông vì có ít không gian để hấp thụ sốc, do đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Cố gắng nhắm tới các bề mặt như sàn gỗ hoặc cao su. Nếu không có lựa chọn nào khác cho bạn và bạn phải nhảy trên bề mặt cứng, hãy giảm cường độ tập luyện của bạn xuống.

– Mang giày phù hợp: Mang giày phù hợp là điều rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương khi nhảy dây. Nên chọn những đôi giày chất lượng tốt, có tác dụng giảm xóc hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái khi đi.

cach tranh chan thuong khi nhay day ada 7051876

Nên khởi động trước khi nhảy dây để tránh chấn thương.

– Chú ý tần suất nhảy : Tần suất nhảy dây là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương. Thường những người mới bắt đầu tập dễ bị chấn thương vì mong muốn đạt được mục tiêu nhanh hơn. Điều này thường khiến cơ thể quá căng thẳng và dẫn đến chấn thương.

Nghỉ ngơi và phục hồi là rất quan trọng khi tập thể dục. Hãy tiếp tục thay đổi thói quen tập luyện của bạn với cường độ và thời lượng khác nhau để duy trì hứng thú và tránh bị thương.

Đừng bỏ qua phần khởi động : Tất cả các môn thể thao đều cần khởi động trước khi bắt đầu tập luyện. Khởi động giúp nâng cao lưu lượng m.áu và nhịp tim tăng dần để chuẩn bị cho buổi tập luyện.

– Giãn cơ: Nhiều người bỏ qua thói quen giãn cơ sau khi tập luyện. Giãn cơ giúp giải quyết tình trạng căng cơ. Ngoài ra, vào những ngày nghỉ, có thể thực hiện một buổi tập kéo giãn cơ trong khoảng 30-60 phút. Có thể kết thúc buổi tập bằng một vài tư thế yoga có tác dụng kéo dãn hiệu quả.

Những thực phẩm người bị ‘bệnh nhà giầu’ tuyệt đối không được ăn

Gút được xem là bệnh của giới nhà giàu nhưng hiện nay ngay kể cả người nghèo cũng mắc bệnh này, thậm chí bệnh xảy ra cả ở nữ giới.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết có khoảng 0,14% người Việt Nam đang bị gút, trong đó khoảng 8% bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, hơn 30% bệnh nhân đến khám các vấn đề xương khớp có liên quan đến gút

Thực tế, nhiều người nghĩ gút là bệnh của riêng nam giới do thói quen uống bia rượu hoặc ăn uống dư thừa chất đạm. Tuy nhiên, bệnh cũng xuất hiện ở phụ nữ t.uổi tiền mãn kinh vì những rối loạn hormone trong giai đoạn này.

25% bệnh nhân gút ở Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM là nữ. Nhiều phụ nữ có dấu hiệu gút lại nhầm tưởng bị đau khớp nên đã tự ý điều trị sai, dẫn đến bệnh nặng hơn.

BS CKI Nguyễn Trần Như Thủy – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh gút là do nồng độ axit uric trong m.áu tăng cao. Bình thường chỉ số axit uric của người khỏe mạnh thường dưới 7mg/dl ở nam, và dưới 6 mg/dl ở nữ.

Khi nồng độ axit uric trong m.áu bị rối loạn, cơ thể bị mất cân bằng giữa nguồn tạo và nguồn thải axit uric, nguồn tạo axit uric nhiều hơn nguồn thải sẽ gây tình trạng tăng axit uric m.áu.

Theo bác sĩ Thủy, việc tăng nồng độ axit uric này có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp gây ra bệnh gút hoặc cũng có thể lắng đọng tại các cơ quan gây ra một số bệnh khác nhau như sỏi thận, sỏi niệu quản; mặt khác tăng axit uric cũng là một yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp.

Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy axit uric là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch sau khi đã hiệu chỉnh. Do đó cho đến hiện nay, axit uric vẫn đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh thận.

Giả thuyết trên còn được ủng hộ bởi nghiên cứu cho thấy t.rẻ e.m có tăng axít uric sẽ có nguy cơ bệnh tăng huyết áp khi trưởng thành và khởi phát tăng huyết áp khá sớm.

nhung thuc pham nguoi bi benh nha giau tuyet doi khong duoc an 48c 6703173
Ảnh bệnh nhân biến chứng do gút.

Để phát hiện và điều trị, người bệnh cần đi khám và làm xét nghiệm để được đ.ánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh lý, bác sĩ sẽ xem có cần dùng thuốc hay không.

Những đối tượng sau đây thường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm axit uric m.áu: Người bị đau khớp hoặc sưng khớp nghi ngờ bị gút; người đang hoặc sắp trải qua liệu trình hóa xạ trị; người bị sỏi thận tái phát nhiều lần; người từng có t.iền sử mắc bệnh gút; người béo phì; người bệnh đái tháo đường; người có chế độ ăn có nhiều đạm như hải sản; người có thói quen uống nhiều rượu bia,…

Với người bị gút, bác sĩ Thủy khuyến cáo bên cạnh thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên ngành, một chế độ ăn cân bằng thích hợp là rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa.

Nguyên tắc chính trong chế độ ăn của người bị tăng axit uric m.áu là cần phải giảm nạp các thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm, purin trong quá trình p.hân h.ủy trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric, việc nạp vào quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến cho cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric gây tăng axit uric m.áu.

Khi ăn, người bệnh cần tránh các thực phẩm như thịt gà lôi, chim cút, thịt thú rừng, nội tạng động vật. Các sản phẩm thịt lên men, các chế phẩm từ các loại thịt như xúc xích, thịt xông khói,…

Các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi, cá tuyết và các chế phẩm từ trứng cá như trứng cá muối, trứng cá hồi.

Các loại hải sản tôm hùm, tôm càng, cua, ghẹ, ốc, đồ uống có cồn các loại: rượu bia,…

Các thức uống có chất kích thích như nước tăng lực, nước ép trái cây đóng hộp hoặc chế biến sẵn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm từ gia cầm: thịt vịt, thịt gà, ngỗng, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn ăn được nhưng cũng nên ăn trong giới hạn.

Ngũ cốc nguyên hạt đậu xanh, đậu phộng, đậu tương, đậu hà lan, đậu phụ, bột đậu nành, hạt điều có thể dùng vừa đủ.
Người bệnh hạn chế dùng các loại nước ngọt và thức uống có gas.

Người bệnh nên bổ sung nhiều trái cây như các loại trái cây và rau xanh thường chứa rất ít hoặc không chứa nhân purin, ngoại trừ các loại trong nhóm 2, gợi ý như chuối, ổi, táo, trái cherry, nho; cần tây, dưa chuột, bí đao, bông cải xanh, cà chua, khoai tây.

Ngũ cốc, yến mạch, bắp và hạt các loại như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều. Sữa ít béo hoặc tách béo, các sản phẩm từ sữa, dầu oliu, dấm táo.

Các thức uống như: nước lọc, nước chanh, trà xanh, nước ép rau củ như rau thơm, dưa chuột, cà rốt, cần tây.

Sử dụng thực phẩm không lành mạnh có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, gây nên những hậu quả không mong muốn hoặc gây khó khăn trong điều trị khiến bệnh chuyển nặng và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *