Rối loạn lipid m.áu là một trong những nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tim mạch cùng nhiều biến chứng khác.
Rối loạn lipid m.áu ngày càng trở nên phổ biến do lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học của nhiều người trẻ hiện nay.
Rối loạn lipid m.áu là một trong những nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tim mạch cùng nhiều biến chứng khác. Ảnh minh họa
Rối loạn lipid m.áu xảy ra như nào?
Rối loạn lipid m.áu là tình trạng xảy ra khi các thành phần lipid m.áu bị mất cân bằng, bị tăng cao hoặc thấp hơn so với mức bình thường như: Cholesterol LDL tăng cao, cholesterol HDL giảm, chất béo trung tính ở mức độ cao. Lipid m.áu gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng có 2 loại lipid nhiều nhất và có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe là:
Cholesterol: Gồm hai loại là cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu) góp phần hình thành các mảng bám trong mạch m.áu và cholesterol HDL (còn gọi là cholesterol tốt) có khả năng loại bỏ LDL-C ra khỏi m.áu.
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính: Được tạo thành từ axit béo và glycerol. Khi bạn nạp vào quá nhiều calo, cơ thể sẽ chuyển đổi calo thừa thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ. Cơ thể sẽ giải phóng chất béo trung tính này khi cần năng lượng.
Phân loại và dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid m.áu
Rối loạn lipid m.áu được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát.
Rối loạn lipid m.áu nguyên phát: Do yếu tố di truyền, gây ra bởi đột biến gen đơn hoặc nhiều gen, dẫn đến sản xuất quá mức hoặc thiếu hụt trong việc thanh lọc chất béo trung tính và cholesterol.
Rối loạn lipid m.áu thứ phát: Do các yếu tố đến từ lối sống thiếu lành mạnh, các bệnh lý đang mắc phải. Tình trạng này chiếm 30-40% tổng số trường hợp rối loạn lipid m.áu.
Các dấu hiệu thường gặp
Phần lớn người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị rối loạn lipid m.áu khi đi khám sức khỏe, xét nghiệm m.áu. Khi nặng, gặp các biến chứng thì các dấu hiệu mới rõ rệt như:
Đau tức ở ngực.
Khó thở.
Tim đ.ập nhanh.
Ngất xỉu,…
Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của rối loạn lipid m.áu bao gồm: u vàng trên da vùng trên mí mắt, u vàng gân, u vàng dưới màng xương, xuất hiện ban vàng ở lòng bàn tay.
Sự nguy hiểm khi bị rối loạn lipid m.áu
Rối loạn lipid m.áu là bệnh lý khá nguy hiểm. Hầu hết không phát hiện bệnh sớm, khiến bệnh diễn tiến xấu trong thời gian dài, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đó là:
Xơ vữa mạch m.áu
Nồng độ cholesterol LDL trong m.áu cao quá mức sẽ bắt đầu lắng đọng lại trong thành mạch. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, khiến cho thành mạch dày lên, trở nên xơ cứng, giảm lưu thông m.áu hoặc gây tắc nghẽn hoàn toàn trong lòng mạch. Khi bị xơ vữa động mạch, bệnh nhân có nguy cơ bị nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ, tắc mạch m.áu chi…
Nhồi m.áu cơ tim
Các mảng xơ vữa quá lớn và bị vỡ ra làm tắc nghẽn sự lưu thông m.áu nuôi cơ tim, hậu quả là gây c.hết cơ tim một cách ồ ạt cấp tính hay còn gọi là nhồi m.áu cơ tim.
Đột quỵ tim
Trong trường hợp rối loạn lipid m.áu gây hình thành các mảng xơ vữa tại động mạch tim, dẫn đến thiếu m.áu cục bộ, hoại tử mô cơ tim, suy tim cấp.
Bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân bị rối loạn lipid m.áu lâu ngày có thể kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, gây ra bệnh đái tháo đường. Khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 cũng sẽ bị giảm đi nếu mức cholesterol LDL tăng quá cao. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, thường có xu hướng tăng LDL và giảm HDL.
Viêm tụy
Triglyceride tích tụ lại quá nhiều dẫn đến viêm tụy, viêm tụy cấp. Nếu không được xử trí kịp thời, viêm tụy cấp có thể dẫn đến suy cơ quan, viêm tụy hoại tử n.hiễm t.rùng, t.ử v.ong.
Nhồi m.áu não
Ở bệnh nhân bị rối loạn lipid m.áu, có sự hình thành mảng xơ vữa tại động mạch não, nguy cơ rất cao dẫn đến nhồi m.áu não. Bởi các mảng xơ vữa này sẽ tích tụ lại ngày càng nhiều, làm giảm sự lưu thông m.áu đến não, hoặc bị vỡ ra gây tắc hoàn toàn.
Gan nhiễm mỡ
Khi có quá nhiều chất béo trong gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn nhưng vẫn không thể xử lý được hết gây tổn thương gan, các chất béo tích tụ lại quá nhiều dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Rối loạn lipid m.áu là bệnh lý khá nguy hiểm. Hầu hết không phát hiện bệnh sớm, khiến bệnh diễn tiến xấu trong thời gian dài, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Cần làm gì để hạn chế rối loạn lipid m.áu?
Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì những thay đổi trong đời sống của người bệnh là cần thiết.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Đó là: cắt giảm bớt lượng chất béo bão hòa và tăng cường chất béo có nguồn gốc từ thực vật.
Không nên ăn quá nhiều mỡ lợn, da gà, bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt, các thực phẩm chứa nhiều đường…Hạn chế sử dụng những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp. Bồ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơNên có thói quen vận động, tập luyện điều độ mỗi tuần với các bài tập phù hợp với độ t.uổi, tình trạng sức khỏe. Việc tập thể dục cũng hỗ trợ hiệu quả, giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, cải thiện tình trạng rối loạn lipid m.áu.Tránh các chất kích thích.
Nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, để phát hiện sớm rối loạn lipid m.áu và có phương pháp điều trị phù hợp.
Rèn luyện thân thể, chơi các môn thể thao phù hợp.
Lợi ích sức khỏe của chất chống oxy hóa trong cà phê
Có nhiều quan điểm khác nhau về cà phê, có ý kiến cho rằng cà phê tốt cho sức khỏe và cung cấp năng lượng, trong khi một số người cho rằng nó gây nghiện và có hại.
Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho biết chất oxy hóa trong cà phê có lợi cho sức khỏe.
Cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh gan và bệnh Alzheimer. Nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của cà phê có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Các nghiên cứu cho thấy cà phê là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống của con người.
Cơ thể thường bị các gốc tự do tấn công, có thể làm hỏng các phân tử quan trọng như protein và DNA. Chất chống oxy hóa góp phần vô hiệu hóa các gốc tự do, ngừa lão hóa và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật một phần do stress oxy hóa, bao gồm cả ung thư.
Cà phê đặc biệt giàu một số chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm acid hydrocinnamic và polyphenol. Acid hydrocinnamic rất hiệu quả trong việc trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa. Hơn nữa, polyphenol trong cà phê có thể ngăn ngừa một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và đái tháo đường type 2.
1. Cà phê chứa một số chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất chống oxy hóa cao
Nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của cà phê có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Một tách cà phê 240 ml thông thường chứa:
Vitamin B2 (riboflavin): 11% DV (giá trị hàng ngày)Vitamin B5 (acid pantothenic): 6% DVVitamin B1 (thiamine): 2% trong số DVVitamin B3 (niacin): 2% DVFolate: 1% DVMangan: 3% DVKali: 3% DVMagie: 2% DVPhốt pho: 1% DV
Con số này có vẻ không nhiều nhưng hãy thử nhân nó với số cốc cà phê tiêu thụ mỗi ngày – nó có thể bổ sung một phần đáng kể vào lượng chất dinh dưỡng hàng ngày. Nhiều người tiêu thụ khoảng 1 – 2g chất chống oxy hóa mỗi ngày, chủ yếu từ đồ uống như cà phê và trà.
Đồ uống là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn hơn nhiều trong chế độ ăn uống so với thực phẩm. Trên thực tế, 79% chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống đến từ đồ uống, trong khi chỉ 21% đến từ thực phẩm. Đó là bởi vì mọi người có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống giàu chất chống oxy hóa hơn là thực phẩm.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét hàm lượng chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm khác nhau theo khẩu phần.
Cà phê đứng thứ 11 trong danh sách sau một số loại quả mọng. Tuy nhiên, vì nhiều người ăn ít quả mọng nhưng uống nhiều tách cà phê mỗi ngày nên tổng lượng chất chống oxy hóa do cà phê cung cấp vượt xa quả mọng mặc dù quả mọng có thể chứa lượng lớn hơn trong mỗi khẩu phần.
Trong các nghiên cứu của Na Uy và Phần Lan, cà phê được chứng minh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất cung cấp khoảng 64% tổng lượng chất chống oxy hóa cho mọi người. Trong những nghiên cứu này, lượng cà phê trung bình tiêu thụ là 450 – 600ml mỗi ngày hoặc từ 2 – 4 cốc.
Ngoài ra, các nghiên cứu từ Tây Ban Nha, Nhật Bản, Ba Lan và Pháp kết luận rằng cà phê cho đến nay là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống.
2. Chất chống oxy hóa trong cà phê liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh
Cà phê là nguồn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa.
Cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh. Những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thấp hơn 23 – 50%. Mỗi cốc hàng ngày có liên quan đến việc giảm 7% rủi ro.
Cà phê dường như cũng rất có lợi cho gan, vì những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh xơ gan thấp hơn nhiều. Hơn nữa, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và đại trực tràng, đồng thời một số nghiên cứu đã quan sát thấy nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ giảm.
Uống cà phê thường xuyên cũng có thể làm giảm 32 – 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê cũng có thể có lợi cho các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Phụ nữ uống cà phê ít có khả năng bị trầm cảm. Hơn nữa, uống cà phê có liên quan đến việc kéo dài t.uổi thọ và giảm tới 20 – 30% nguy cơ t.ử v.ong sớm.
Cần lưu ý, hầu hết các nghiên cứu này đều mang tính quan sát. Họ không thể chứng minh rằng cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chỉ có điều những người uống cà phê ít mắc các bệnh này hơn.
Có nhiều loại chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống và cà phê là nguồn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa đó. Tuy nhiên, nó không cung cấp các chất chống oxy hóa giống như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây và rau quả. Vì vậy mặc dù cà phê có thể là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống nhưng cần bổ sung đa dạng các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Để có sức khỏe tối ưu, tốt nhất nên bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật từ nhiều nguồn khác nhau.