Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt?

Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không là băn khoăn của không ít người, bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Công dụng của bột sắn dây phổ biến nhất là hỗ trợ thải độc. Uống bột sắn dây giúp làm hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim và hỗ trợ giải độc hiệu quả. Không chỉ vậy, bột sắn dây còn có tác dụng như phương pháp giúp điều trị chứng nghiện rượu.

Bột sắn dây có thể hạn chế lượng rượu hấp thu vào cơ thể, làm giảm cơn say rượu và bảo vệ gan.

Tinh bột nguyên chất từ sắn dây còn giúp bạn giải tỏa cơn khát, hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người bệnh bị viêm loét dạ dày. Khi tinh bột vào cơ thể sẽ giúp trung hòa lượng axit còn trong dạ dày, làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và ăn uống ngon miệng hơn.

uong bot san day hang ngay co tot uong bot san day hang ngay co tot 908 7050864

Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không?

Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không?

Bài viết trên website Bệnh viện Quốc tế Vinmec cho biết, bột sắn dây được biết đến sở hữu hàm lượng phytochemical và hàng loạt các chất dinh dưỡng như chất béo, canxi, sắt, đạm…

Sắn dây tính hàn nên có công dụng giải nhiệt rất tốt. Dù vậy, chúng không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này mà pha uống sắn dây mỗi ngày với mong muốn giải quyết triệt để cảm giác nóng bức khó chịu trong người.

Tính hàn của sắn dây khiến bụng dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí, trẻ nhỏ, người đang yếu, tụt huyết áp hay mới bệnh dậy, uống bột sắn dây quá nhiều dễ bị đau quặn bụng từng cơn, tiêu lỏng.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mỗi ngày không nên uống nhiều hơn một ly nước pha sắn dây, đồng thời không nên dùng sắn dây liên tục nhiều ngày.

Bạn nên có những khoảng trống để dạ dày được nghỉ ngơi, sẵn sàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ mỗi bữa ăn thường ngày.

Bên cạnh đó, khi trời nóng và phải vận động nhiều, cơ thể chỉ đòi hỏi cần được cung cấp đủ nước, kèm điện giải hòa tan nếu bài tiết nước tiểu và mồ hôi nhiều. Ngoài ra, bạn hãy để cơ thể và vị giác được nếm trải nhiều thức uống đa dạng từ thiên nhiên khác chứ không chỉ riêng sắn dây.

10 thực phẩm tốt cho gan và thận

Gan và thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc và loại bỏ chất cặn độc hại khỏi cơ thể.

Để duy trì sức khỏe tốt nhất cho cả hai cơ quan này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là 10 thực phẩm tuyệt vời để bảo vệ gan và thận của bạn.

10 thuc pham tot cho gan va than 21b 7043483

Súp lơ giúp gan trung hòa các chất độc hại có thể làm hỏng màng tế bào và DNA. Ảnh: Pinterest

1. Bột yến mạch

Bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng tốt nhất cho gan nhiễm mỡ. Thêm bột yến mạch vào bữa sáng cũng sẽ giúp bạn giảm mỡ bụng.

Ngoài ra, bột yến mạch giúp bạn no lâu hơn, hạn chế tình trạng ăn vặt gây gan nhiễm mỡ. Bạn nên thêm yến mạch cán vào ngũ cốc ăn sáng và thêm một vài hạt chia để có được hiệu quả tốt nhất.

2. Bông cải xanh

Bổ sung nhiều rau xanh để gan luôn khỏe mạnh. Món rau giòn này bảo vệ bạn khỏi bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFD). Bông cải xanh hấp có vị hơi nhạt: vì vậy, bạn có thể trộn nó với dầu ô liu với một ít gia vị, hạnh nhân khô và quả nam việt quất, hoặc cắt nhỏ thành xà lách trộn hoặc mì ống tự làm. Bông cải xanh cũng có hương vị thơm ngon khi dùng chung với tỏi nướng và một chút giấm balsamic.

3. Cà phê

Uống cà phê là thói quen tốt nhất bạn có thể áp dụng để có một lá gan khỏe mạnh. Uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa tổn thương gan do rượu và giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, bạn không thêm quá nhiều đường vào cà phê.

4. Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và catechin, bảo vệ gan của bạn khỏi bệnh ung thư. Trà xanh còn giúp điều hòa quá trình chuyển hóa chất béo làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan. Uống trà xanh liên tục trong 12 tuần giúp cải thiện nồng độ men gan và giải phóng stress oxy hóa.

5. Quả việt quất

Quả việt quất chứa chất chống oxy hóa polyphenol giúp bảo vệ gan khỏi bị hư hại. Ngoài ra, nước ép quả việt quất có thể làm tăng mức độ chống oxy hóa trong gan. Bệnh gan nhiễm mỡ thường làm tăng tình trạng béo phì và cholesterol cao.

6. Ớt chuông đỏ

1/2 cốc ớt chuông đỏ bao gồm 1 mg natri, 88 mg kali và 10 mg phốt pho. Nó cũng chứa Vitamin A, C, B6, axit folic và chất xơ. Ngoài ra, ớt chuông đỏ có hàm lượng kali thấp, có lợi cho sức khỏe thận và lycopene, một chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa ung thư thận.

7. Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều chất phytochemical có tác dụng t.iêu d.iệt các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Nửa cốc bắp cải chứa 6 mg natri, 60 mg kali và 9 mg phốt pho. Bắp cải giàu vitamin A, K, C, B6, chất xơ và axit folic… là một trong những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho thận của bạn.

8. Súp lơ

Không chỉ giàu vitamin C, folate và chất xơ, súp lơ còn chứa nhiều indoles, glucosinolates và thiocyanate; những hợp chất này giúp gan trung hòa các chất độc hại có thể làm hỏng màng tế bào và DNA. Ngoài ra, loại rau có tính kiềm này còn giúp chế độ ăn của bạn ít axit hơn, tạo ít áp lực lên thận hơn.

9. Quả táo

Một quả táo cỡ trung bình chứa 158 mg kali và 10 mg phốt pho. Táo giúp giảm cholesterol, táo bón, bệnh tim, nguy cơ ung thư và giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận. Táo là một trong những loại trái cây đa năng có thể kết hợp với bất kỳ món tráng miệng thơm ngon nào.

10. Quả mâm xôi

Nửa cốc quả mâm xôi chứa 93 mg kali và 7 mg phốt pho. Ngoài ra, quả mâm xôi còn chứa chất dinh dưỡng thực vật gọi là “axit ellagic” có tác dụng trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Ngoài ra, quả mâm xôi còn là nguồn cung cấp Mangan, chất xơ, Vitamin C, B và folate; những đặc tính này ức chế sự phát triển của tế bào và hình thành khối u.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *