Rau mồng tơi có tác dụng gì?

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, vậy rau mồng tơi có tác dụng gì?

Từ lâu rau mồng tơi được biết đến là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe. Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất, nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B.

Tuy nhiên ít người biết rằng rau mồng tơi còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh, mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là những tác dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe.

rau mong toi co tac dung gi 706 7052038

Rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe

Tổng quan về rau mồng tơi

Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Rau mồng tơi có tên khoa học Basella alba L thuộc họ mồng tơi – Basellaceae.

Đây là cây thảo leo có lá mọc so le, phiến nguyên và mọng nước. Ở nước ta, mồng tơi là loại rau ăn rất phổ biến, có thể chế biến được nhiều món canh ngon, là bài thuốc hữu ích với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, mồng tơi vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, hóa tràng, lương huyết, giải độc. Loại cây này thường được dùng để chữa đại tiện táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra m.áu, da nổi ban, mụn nhọt.

Theo y học hiện đại, lá mồng tơi tươi chứa nhiều vitamin chủ yếu là vitamin A và B; cây chứa protein, calcium, sắt, vitamin, chất nhầy. Ngoài ra, trong lá mồng tơi chứa nhiều hợp chất như -carotene, lutein, zeaxanthin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do vốn có liên quan đến tình trạng lão hóa và nhiều quá trình bệnh khác nhau.

Trong thân và lá rau mồng tơi còn chứa nhiều polysaccharide phi tinh bột, chất nhầy, chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, chất xơ góp phần làm giảm hấp thu cholesterol và ngăn ngừa các vấn đề về ruột.

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi

Bài viết của BS Vũ Duy Thành trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra những bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi như sau:

Chữa đau đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp 2 bên thái dương rồi băng lại.

Chữa tiểu tiện nóng buốt: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm với nước, chắt lấy nước uống, uống nóng với ít muối. Dùng bã đắp vùng bàng quang.

Thanh nhiệt giải độc: Canh mồng tơi kèm rau đay, cua, ăn mát ruột, ngon miệng, thanh lọc cơ thể.

Chữa khí hư suy nhược: Biểu hiện đoản hơi, đoản khí, ăn uống kém, người mệt mỏi, gầy sút.

Nguyên liệu: Gà ác 1 con, lá mồng tơi một nắm, đậu đen một nắm, ninh nhừ, ăn nóng, ăn cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần, cách nhau 3-6 ngày.

Trị táo bón: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, 1-2 củ khoai sọ rửa sạch, thái nhỏ, nấu ăn hàng ngày.

Trị mụn trứng cá: Dùng mồng tơi, diếp cá, tỷ lệ bằng nhau, giã nát lọc lấy nước cốt thoa lên khu vực bị mụn, tuần 3-4 lần.

Chữa đau nhức xương khớp: 300g giò heo, 200g rau mồng tơi, một ít rượu trắng. Giò heo ninh nhừ cho mồng tơi, rượu trắng vào nấu chín thêm chút mắm muối vừa ăn.

Trên đây là những tác dụng của rau mồng tơi với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ

Cây xấu hổ mọc hoang nhiều ở hàng rào, bãi cỏ, ven đường lại là thuốc quý chữa suy nhược cơ thể, nhức đầu, khó ngủ, đau xương khớp…

Cây xấu hổ có tên hán việt là hàm tu thảo và còn có tên khác là cây thẹn, cây mắc cỡ, cây trinh nữ. Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica L., họ Trinh nữ Mimosaceae.

Gọi là cây xấu hổ vì cây có điểm đặc biệt dễ nhận biết nhất khi chạm vào lá cây cụp rủ xuống. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở hàng rào, bãi cỏ rộng, ven đường thành bụi lớn.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

1. Thành phần hóa học của cây xấu hổ

Cây xấu hổ chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cây xấu hổ, kết quả cho thấy cây có rất nhiều tác dụng đáng chú ý như chống nọc độc rắn; chống co giật; chống trầm cảm, lo âu; tác dụng trên chu kỳ rụng trứng…

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương nên chữa được chứng mất ngủ.

bai thuoc chua benh tu cay xau ho 846 7051868

Cây xấu hổ

2. Một số bài thuốc chữa bệnh có cây xấu hổ

– Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu , ù tai, khó ngủ

Bài 1 : Lá xấu hổ sao 20g, dây lạc tiên 20g, củ mài (hoài sơn) 20g, củ tóc tiên (mạch môn) 20g, hạt muồng ngủ sao 20g. Sắc uống 01 thang/ngày. Liệu trình từ 7 – 10 ngày.

Bài 2 : Cành, lá xấu hổ sao 20g, dây lạc tiên 20g, củ mài (hoài sơn) 20g, chua me đất hoa vàng 20g, củ tóc tiên (mạch môn) 20g, quyết minh tử sao 20g, nụ áo hoa tím 20g. Sắc uống 01 thang/ngày. Liệu trình từ 7 – 10 ngày.

bai thuoc chua benh tu cay xau ho 93b 7051868

Lá cây xấu hổ.

– Chữa phong thấp, đau lưng , đau nhức xương khớp, chân tay tê bại

Bài 1: Rễ xấu hổ sao 20g, rễ bưởi bung sao 20g, rễ cúc tần 20g, cam thảo dây 10g, dây đau xương 20g, kê huyết đằng (m.áu gà) 20g, rễ đinh lăng 20g. Sắc uống 01 thang/ngày hoặc ngâm rượu uống.

Bài 2: Rễ xấu hổ sao 12g, hy thiêm thảo chế mật 12g, thiên niên kiện 12g, tục đoạn 12g, dây gắm 12, dây đau xương 12g, gai tầm xoong 12g, kê huyết đằng (m.áu gà) 12g, thổ phục linh 16g, cam thảo 4h. Sắc uống 01 thang/ngày

– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp , tê thấp : Rễ xấu hổ sao khô 20g, toàn cây lá lốt 20g. Sắc uống 01 thang/ngày

– Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính: Rễ xấu hổ 100g, sắc uống 01 thang/ngày. Liệu trình 10 ngày.

bai thuoc chua benh tu cay xau ho 303 7051868

Rễ cây xấu hổ.

– Chữa đầy bụng chậm tiêu: Lá, cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc, uống sau bữa ăn trưa và tối.

– Chữa tăng huyết áp : Cây xấu hổ 6g, bông sứ cùi 6g, trắc bá diệp 6g, hà thủ ô 6g, hạt muồng ngủ sao 6g, lá vông nem 6g, tang ký sinh 8g, hoa đại 6g, đỗ trọng 6g, câu đằng 6g, kiến cò 6g, địa long 4g. Sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.

– Ngâm, xông, t m chữa khớp

Bài 1- Thuốc tắm: Rễ xấu hổ 40g, lá long não 40g, tía tô 40g, đơn tướng quân 40g, quế chi 20g, toàn cây lá lốt 40g, hoắc hương 20g, hy thiêm thảo 20g, ngải diệp (ngải cứu) 20g.

Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 01 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Bài 2 – Dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp: Rễ xấu hổ sao khô 40g, toàn cây lá lốt 40g, muối ăn vừa đủ. Sắc, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh chừng 20-30 phút khi nước thuốc còn ấm.

bai thuoc chua benh tu cay xau ho f92 7051868

Sử dụng rễ cây xấu hổ để ngâm, xông, tắm chữa đau xương khớp.

3. Những lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ

– Cây có độc tính liều nhẹ nên không nên sử dụng số lượng lớn và liên tục. Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai.

– Gai xấu hổ có kích thước lớn nên rất ít gặp phải trường hợp uống phải gai xấu hổ khi sắc uống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *