Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan lưu trữ quá nhiều chất béo, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, gây nhiều biến chứng.
1. Những tác hại do gan nhiễm mỡ gây ra
Thời gian đầu, gan nhiễm mỡ không ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên nếu không được khắc phục sớm, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển nặng hơn, gây những tổn thương lớn hơn như:
– Gây ra một số biến chứng liên quan đến gan như xơ gan, suy gan cấp, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chức năng đông m.áu, ung thư gan…
– Gây giảm chức năng hoạt động của gan: Khi lượng mỡ thừa xuất hiện tại mô gan nhiều thì các tế bào gan thường xuyên bị đè ép. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chuyển hóa và tích trữ tại gan. Nếu không được giải quyết, tình trạng này kéo dài khiến chức năng gan bị suy giảm.
– Gan nhiễm mỡ kéo dài sẽ gây tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể… Từ đó khiến khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút dễ mắc bệnh lý n.hiễm t.rùng.
– Ảnh hưởng tới chức năng tim mạch: Tình trạng gan nhiễm mỡ nếu kéo dài liên tục, sẽ gây xơ vữa động mạch, các bệnh lý tim mạch. Khi hình thành mảng xơ vữa có nguy cơ gây ra đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ…
Nhân trần nấu hến tốt cho người gan nhiễm mỡ.
2. Một số món ăn, đồ uống giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
Thực phẩm nên ăn
Các loại rau: Khoai sọ, giá đỗ, rau hẹ, cà, mướp.
Các loại ngũ cốc, đậu: Bột mì đen, cám gạo, các loại đậu.
Các loại nấm: Nấm hương, mộc nhĩ đen.
Các loại khác: Dầu trám, dầu hạt cải…
Thực phẩm nên kiêng
Các loại thịt: Nội tạng động vật, thịt nướng, thịt mỡ.
Các loại thủy hải sản: Trứng cá, mực ống mực nang, bạch tuộc.
Các loại khác: Đồ uống có cồn, mỡ lợn, mỡ bò, mỡ dê cừu, bơ, phô mai.
Một số điểm cần lưu ý
– Ăn uống cần giữ mức cân bằng, hạn chế thu nạp nhiều thức ăn có nhiệt lượng cao, giúp cho mỡ trong các tế bào gan dần được oxy hóa.
– Nên hạn chế thu nạp vào cơ thể dầu mỡ, hợp chất carbon.
– Nên ăn nhiều các thứ hoa trái rau xanh.
– Thường ngày nên ăn ít thức ăn cao nhiệt lượng, cao mỡ dầu, nhiều cholesterol, nhiều mỡ, nội tạng động vật, mực bạch tuộc…
– Không nên ăn vào thời điểm trước khi đi ngủ, tránh bạo ăn bạo uống. Nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, nhóm vitamin B, dầu thực vật, chất đường bột dễ tiêu.
– Với gan nhiễm mỡ điều quan trọng nhất là giảm bớt yếu tố nguy cơ.
Diệp hạ châu nấu với gan lợn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Một số món ăn tham khảo:
– Hến nấu nhân trần
Thành phần: Thịt hến 100 – 150g, nhân trần 30g.
Chế biến: Hến và nhân trần rửa sạch, cho vào nồi, cho nước nấu kỹ, vớt bỏ nhân trần là được.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp.
Phạm vi dùng: Gan nhiễm mỡ, viêm gan, chứng sỏi mật, viêm gan virus cấp tính, hoàng đản…
Cách dùng: Ăn hến uống canh. Mỗi tuần dùng 1-2 lần.
– Gan lợn nấu diệp hạ châu
Thành phần: Diệp hạ châu 60g (loại khô 30g), gan lợn 100g.
Chế biến: Diệp hạ châu rửa sạch, băm nhỏ, gan rửa sạch thái mỏng, cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín cho diệp hạ châu vào, sôi lại khoảng 5-7 phút vớt bỏ diệp hạ châu là được.
Phạm vi dùng: Bình can thanh nhiệt, hòa huyết, giải độc, dưỡng can sáng mắt, lợi thấp thoái hoàng.
Điều trị: Hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ, viêm túi mật cấp, mạn tính, viêm gan truyền nhiễm cấp tính.
Cách dùng: Uống nước ăn gan. Ngày uống 1 lần, liên tục 5 ngày.
Bồ công anh với nhân trần tốt cho người gan nhiễm mỡ.
– Nước nhân trần bồ công anh
Thành phần: Nhân trần 100g, bồ công anh 50g, đường trắng 30g.
Chế biến: Nhân trần, bồ công anh cho vào nồi nước 500ml, nấu cạn còn 400ml, cho đường vào là được.
Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, lợi đảm thoái hoàng.
Phạm vi dùng: Chữa gan nhiễm mỡ, gan hoàng đản cấp.
Cách dùng: 1 liều chia 2 lần, uống ngày 2 – 4 lần.
Cô gái 25 t.uổi bị gan nhiễm mỡ nặng sau khi giảm cân trong 6 tháng
Một cô gái đã giảm hơn 40kg chỉ trong 6 tháng nhưng lại bị gan nhiễm mỡ nặng. Bác sĩ cho biết nguyên nhân là do cô đã ăn kiêng quá nhiều…
Đó là trường hợp của một cô gái 25 t.uổi ở thành phố Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) được chia sẻ trên các trang truyền thông. Đầu năm nay, phát hiện cân nặng của mình vượt quá 140kg do ít vận động trong thời gian dài, cô gái quyết định giảm cân. Cô lên kế hoạch ăn kiêng nghiêm ngặt chỉ với rau và ngũ cốc mỗi ngày, ăn sữa và trứng 1-2 lần/tuần. Sau 6 tháng, cô đã giảm được hơn 40kg.
Tuy nhiên, điều cô không ngờ tới là sau nửa năm ăn kiêng, cô được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.
Gần đây, cô đã đến Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Y Phúc Kiến (Trung Quốc) để điều trị. BS Lin Su chuyên về gan cho biết, trên lâm sàng, những bệnh nhân như vậy không hiếm. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ là vì “đói” do ăn kiêng quá mức. Ăn kiêng quá mức có thể dẫn đến không nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Điều này khiến chất béo trung tính trong gan không thể vận chuyển ra khỏi gan, cuối cùng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Lin Su nhắc nhở, khi giảm cân, bạn không nên chỉ quan sát sự thay đổi về cân nặng mà còn phải chú trọng đến giảm béo một cách lành mạnh. Cách giảm cân đúng đắn là giảm lượng calo nạp vào cơ thể một cách hợp lý, kết hợp với tập luyện phù hợp để giảm cân dần dần. Điều này giúp cơ thể thích nghi và thay đổi tốt nhất.
Trong một báo cáo trên trang Yangtze Evening News, BS Guo Yinyan tại Trung tâm chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ của Bệnh viện số 2 Nam Kinh (Trung Quốc), chia sẻ: Khi lượng protein nạp vào không đủ, các axit amin, axit béo cũng sẽ bị rối loạn chuyển hóa, tổn thương gan là điều khó tránh khỏi.
Guo Yinyan cho biết, nói chung, bệnh nhân béo phì nhẹ không nên giảm quá 5kg/tháng, còn bệnh nhân béo phì từ trung bình đến nặng có thể giảm 2kg/tuần và khoảng 10kg/tháng. Ngoài ra, quan trọng nhất là giảm mỡ và tăng cơ.
Nếu thấy có những dấu hiệu như dưới đây kéo dài, cảnh giác với bệnh gan nhiễm mỡ
– Mệt mỏi, cảm thấy ăn không ngon.
– Thiếu năng lượng và kiệt sức.
– Rối loạn nội tiết.
– Buồn nôn, đầy bụng. Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ, suy nhược… thì có thể là do bệnh lý về gan.
– Vàng da kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Một số ít người bị gan nhiễm mỡ sẽ bị vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ biến mất.
– Thiếu hụt vitamin với biểu hiện như viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da…
– Một số người cũng có triệu chứng tiêu hóa ra m.áu, c.hảy m.áu nướu, c.hảy m.áu cam…
Ngoài ăn kiêng khắc nghiệt dẫn đến đói, có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ hình thành do sự dư thừa mỡ trong gan, tương tự như khi bạn thừa cân hoặc béo phì. Bệnh tiểu đường type 2 cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ do có liên quan tới tình trạng kháng insulin.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ như:
– Uống nhiều rượu
– Sử dụng quá liều quy định một số loại thuốc
– Mang thai
– Cholesterol m.áu cao
– Hàm lượng triglycerid m.áu cao
– Suy dinh dưỡng
– Hội chứng rối loạn chuyển hóa
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan, thường gặp ở mọi độ t.uổi. Theo thống kê, có khoảng 20-30% dân số Việt Nam mắc gan nhiễm mỡ. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, tầm soát và kiểm tra chỉ số men gan theo định kỳ rất cần thiết nhằm bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh.