Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa mạn tính tiến triển của não, thường thấy ở người cao t.uổi.
Người bệnh cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt…
1. Triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson
Các triệu chứng của bệnh Parkinson ở giai đoạn sớm có thể là: Luôn thấy mệt mỏi, đau cơ, vụng về khi thực hiện các động tác đơn giản thường ngày; rối loạn chữ viết; giảm hoạt động một tay khi vận động, kéo lê một chân khi đi lại… Ngoài ra còn có triệu chứng trầm cảm, táo bón, bong vảy da. Cũng có khi triệu chứng sớm là run khi nghỉ không liên tục, nhưng kín đáo nên ít được để ý.
Khi bệnh tiến triển, bệnh có các triệu chứng điển hình:
– Run : Thấy rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi. Run thường khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu. Triệu chứng run có thể tạm mất khi vận động, nhưng sau đó lại tái diễn. Đặc biệt là khi xúc động thì tăng run, khi ngủ không bị run. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt không có triệu chứng run.
– Cứng cơ: Là một trong các triệu chứng quan trọng nhất. Bệnh nhân có biểu hiện chân tay cứng ở tất cả các nhóm cơ, đi lại khó, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng.
– Giảm vận động: Bệnh nhân mắc Parkinson sẽ có biểu hiện mất các động tác tự nhiên của nét mặt, chân tay, nhất là khi cử động. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, nét mặt như người mang mặt nạ, ít khi chớp mắt.
Ngoài ba triệu chứng điển hình trên, có thể gặp các triệu chứng khác như: Thường có loạn cảm đau, đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi, rối loạn cương, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu… Một số ít có thể có ảo thị, hoang tưởng, trí tuệ còn tốt, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…
Đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh Parkinson và cũng chưa có xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện ra bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kinh nghiệm điều trị để chẩn đoán bệnh.
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa mạn tính tiến triển nặng dần.
2. Các thuốc điều trị bệnh Parkinson và lưu ý khi sử dụng
Người mắc bệnh Parkinson cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Trong đó, lựa chọn đầu tiên là điều trị bằng nội khoa. Dùng đúng thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa bệnh trở nặng.
Các thuốc điều trị Parkinson điển hình
– N hóm ức chế cholin (artan, trihex…): Thuốc có tác dụng chống co cứng tốt hơn chống run. Không dùng cho bệnh nhân loét dạ dày, phụ nữ có thai, cho con bú, hội chứng trầm cảm trong bệnh tâm thần, tăng nhãn áp; u t.iền liệt tuyến, mất trương lực cơ ở ruột, bàng quang, bệnh nhân dưới 12 t.uổi.
– N hóm các thuốc kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin e ( s ifrol, t rivastal): Trong đó sifrol được chỉ định dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với levodopa. Thuốc chống chỉ định với các trường hợp dị ứng hoặc quá mẫn với pramipexol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc và không dùng cho t.rẻ e.m do chưa có đầy đủ nghiên cứu về tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc ở nhóm đối tượng này.
Trivastal có chức năng kích thích thụ thể và đường dẫn truyền dopamine tại não. Phải uống nguyên vẹn viên thuốc sau ăn mới đảm bảo dược lý dược tính của thuốc. Khi uống thuốc có thể gặp tác dụng phụ như cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và kéo dài giấc ngủ; tăng ham muốn t.ình d.ục bất thường; xuất hiện ảo giác, tâm trạng lo âu; tụt huyết áp…
– Các thuốc thay thế dopamin (levodopa) : Là thuốc bổ sung dopamin kịp thời và đúng cơ chế bệnh sinh (thuốc thường dùng là madopar, syndopar, sinemet..) Thuốc thay thế dopamine để bổ sung kịp thời lượng dopamine còn thiếu ở người bệnh. Nếu dùng nhóm levodopa thì không nên kết hợp với vitamin B6.
– Thuốc ức chế dị hóa d opamine: Có tác dụng kéo dài thời gian hoạt động của dopamine trong cơ thể bệnh nhân.
Ngoài các nhóm trên, có thể dùng thêm nhóm thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh, nhóm này không đặc trưng cho bệnh Parkinson nhưng cũng có tác dụng theo cơ chế chống gốc tự do và dinh dưỡng thần kinh.
Trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định một trong các phương pháp khác như: Phẫu thuật, kích thích não ở sâu, xạ phẫu…
Điều trị bằng phục hồi chức năng, y học cổ truyền tác dụng hạn chế, chưa có công bố các nghiên cứu.
Có nhiều loại thuốc điều trị Parkinson, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị Parkinson
– Các thuốc điều trị bệnh Parkinson đều là thuốc chuyên khoa sâu, chỉ sử dụng sau khi được bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh khám và chỉ định. Bệnh nhân cần sử dụng đúng phác đồ bao gồm: Liều lượng, thời gian dùng thuốc, thời điểm uống thuốc, tái khám theo lịch hẹn. Khi gặp bất thường thì phải báo ngay cho bác sĩ điều trị.
– Dù sử dụng thuốc nhóm nào, thì khởi đầu cũng bằng liều thấp, tăng dần tới liều tác dụng và duy trì liều. Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh để kê đơn thuốc phù hợp. Sau một thời gian, bác sĩ sẽ kiểm tra về khả năng đáp ứng thuốc của người bệnh để điều chỉnh lượng thuốc hoặc thay thế loại thuốc phù hợp hơn (trong trường hợp cần thiết). Trường hợp muốn thay thế thuốc khác phải thay thế dần dần, không dừng đột ngột.
– Về tác dụng phụ, tùy nhóm thuốc mà có các tác dụng không mong muốn khác nhau. Tuy nhiên các biểu hiện chung hay gặp là: Khô mắt, khô miệng, buồn ngủ, nhịp tim nhanh, dị ứng, hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, táo bón… Khi sử dụng liều cao có thể gây lú lẫn, ảo giác, kích động.
Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần, ngoài các tác dụng phụ của các thuốc điều trị ở trên còn gặp các tai biến, biến chứng sau:
Suy mòn, suy kiệt do chức năng đường ruột kém, bệnh nhân run nhiều mất năng lượng.
Thiếu vitamin D nên dễ gây loãng xương do tình trạng ít vận động.
Dễ bị ngã do mất thăng bằng, kết hợp với loãng xương vì vậy nguy cơ gãy xương cao, nhất là gãy cổ xương đùi.
Bội nhiễm phổi hoặc viêm phổi nhất là giai đoạn nặng do bệnh nhân suy mòn kết hợp co cứng cơ nên mất khả năng ho khạc.
Giảm 1 thìa muối mỗi ngày có tác dụng tương đương dùng thuốc ổn định huyết áp
Trong khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp sẽ có một số tác dụng phụ, thì việc giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày một cách nghiêm túc vừa an toàn vừa hiệu quả trong việc ổn định huyết áp.
Một thìa càphê muối là 2.300 miligam. (Nguồn: Istock Photo)
Một nghiên cứu mới cho thấy việc cắt giảm một thìa càphê muối khỏi chế độ ăn uống có thể giúp hạ huyết áp tương đương với một loại thuốc điều trị tăng huyết áp thông thường, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao.
Một thìa càphê muối là 2.300 miligam – đó là giới hạn hàng ngày cao nhất đối với những người trên 14 t.uổi được khuyến nghị theo hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất của Mỹ. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị chế độ ăn ít hơn 1.500 miligam muối mỗi ngày.
Điều tra viên Norrina Allen, Giáo sư Y tế dự phòng tại Trường Y khoa Feinberg trực thuộc Đại học Northwestern, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp có thể tiếp tục hạ huyết áp bằng cách hạn chế lượng muối nạp vào người.”
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu cắt bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giảm từ 70-75% khả năng huyết áp cao
Huyết áp cao được ví như “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” bởi nó không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Cách duy nhất để biết một người có bị huyết áp cao hay không là xét nghiệm.
Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 dân số thế giới mắc huyết áp cao và dẫn tới đau tim, suy tim, tổn thương thận, thậm chí là đột quỵ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, gần một nửa dân số Mỹ phải “sống chung” với căn bệnh này. Khoảng 1/3 trong số đó bị tăng huyết áp “kháng thuốc” – tức là tình trạng huyết áp cao không được kiểm soát dù sử dụng đồng thời 3 loại thuốc.
Một nghiên cứu năm 2021 chứng minh rằng nam giới ở độ t.uổi từ 20-49 có nguy cơ bị tăng huyết áp không kiểm soát, cao hơn tới 70% so với phụ nữ ở cùng nhóm t.uổi.
Gia vị muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến huyết áp. (Nguồn: Shutterstock)
Tiến sỹ Andrew Freeman, Giám đốc Phòng ngừa Tim mạch và sSc khỏe tại Trung tâm Y tế Quốc gia của người Do Thái (National Jewish Health tại Denver) cho biết: “Hầu hết mọi người ngày nay ăn quá nhiều muối vì nó được thêm vào hầu hết mọi thứ chúng ta ăn.”
“Một muỗng càphê muối tưởng chừng như rất nhỏ, tuy nhiên, lượng muối đó có ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp,” Freeman nói thêm.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA đã chỉ định một nhóm gồm 213 người từ 50-75 t.uổi thực hiện chế độ ăn nhiều hoặc ít muối trong một tuần. Sau 7 ngày, mỗi người sẽ chuyển sang chế độ ăn thay thế.
Khoảng 25% số người tham gia có huyết áp bình thường, trong khi 25% khác bị tăng huyết áp không được điều trị. Trong nhóm còn lại, 20% kiểm soát được huyết áp, 31% trong tình trạng ngược lại.
Với chế độ ăn nhiều muối trong tuần, mọi người ăn theo chế độ ăn bình thường, cùng với hai gói nước dùng, mỗi gói chứa 1.100 miligam muối. Trong tuần ăn ít muối, với mục tiêu là 500mg muối mỗi ngày, nhóm tham gia sẽ ăn thực phẩm có ít muối do các chuyên gia dinh dưỡng cung cấp.
Kết quả cho thấy huyết áp của những người tham gia cuộc nghiên cứu giảm nhanh chóng và đáng kể khi áp dụng chế độ ăn ít muối. So với chế độ ăn nhiều muối, huyết áp ở chế độ ăn cực kỳ ít muối đã giảm tới 8mm thủy ngân.
Huyết áp sẽ được cải thiện nếu thực hiện chế độ ăn giảm muối. (Nguồn: Estroden)
“So với chế độ ăn uống bình thường, mọi người đã giảm khoảng 6mm thủy ngân, có tác dụng tương đương với loại thuốc điều trị huyết áp hàng đầu,” Giáo sư Allen chia sẻ và cho biết thêm: “Việc giảm huyết áp xảy ra khá nhanh và phù hợp với những đối tượng có huyết áp bình thường, huyết áp hơi cao hoặc những người đang dùng thuốc.”
Trong khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp sẽ có một số tác dụng phụ, bao gồm ho, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, thiếu năng lượng, nhức đầu, đau cơ, buồn nôn, hồi hộp, mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân, thì việc áp dụng chế độ ăn giảm muối có thể giúp giảm huyết áp mà không có tác dụng phụ nào, ngoại trừ có đôi chút ảnh hưởng đến khẩu vị.
Giáo sư Allen nói: “Khi chuyển từ chế độ ăn nhiều sang ăn ít muối, mọi thứ đều có vị nhạt nhẽo. Tôi muốn khuyến khích mọi người nên kiên trì vì vị giác sẽ tự điều chỉnh trong vòng vài tuần và điều quan trọng là huyết áp sẽ được cải thiện rất hiệu quả”./.