Cây xấu hổ mọc hoang nhiều ở hàng rào, bãi cỏ, ven đường lại là thuốc quý chữa suy nhược cơ thể, nhức đầu, khó ngủ, đau xương khớp…
Cây xấu hổ có tên hán việt là hàm tu thảo và còn có tên khác là cây thẹn, cây mắc cỡ, cây trinh nữ. Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica L., họ Trinh nữ Mimosaceae.
Gọi là cây xấu hổ vì cây có điểm đặc biệt dễ nhận biết nhất khi chạm vào lá cây cụp rủ xuống. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở hàng rào, bãi cỏ rộng, ven đường thành bụi lớn.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
1. Thành phần hóa học của cây xấu hổ
Cây xấu hổ chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cây xấu hổ, kết quả cho thấy cây có rất nhiều tác dụng đáng chú ý như chống nọc độc rắn; chống co giật; chống trầm cảm, lo âu; tác dụng trên chu kỳ rụng trứng…
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương nên chữa được chứng mất ngủ.
Cây xấu hổ
2. Một số bài thuốc chữa bệnh có cây xấu hổ
– Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu , ù tai, khó ngủ
Bài 1 : Lá xấu hổ sao 20g, dây lạc tiên 20g, củ mài (hoài sơn) 20g, củ tóc tiên (mạch môn) 20g, hạt muồng ngủ sao 20g. Sắc uống 01 thang/ngày. Liệu trình từ 7 – 10 ngày.
Bài 2 : Cành, lá xấu hổ sao 20g, dây lạc tiên 20g, củ mài (hoài sơn) 20g, chua me đất hoa vàng 20g, củ tóc tiên (mạch môn) 20g, quyết minh tử sao 20g, nụ áo hoa tím 20g. Sắc uống 01 thang/ngày. Liệu trình từ 7 – 10 ngày.
Lá cây xấu hổ.
– Chữa phong thấp, đau lưng , đau nhức xương khớp, chân tay tê bại
Bài 1: Rễ xấu hổ sao 20g, rễ bưởi bung sao 20g, rễ cúc tần 20g, cam thảo dây 10g, dây đau xương 20g, kê huyết đằng (m.áu gà) 20g, rễ đinh lăng 20g. Sắc uống 01 thang/ngày hoặc ngâm rượu uống.
Bài 2: Rễ xấu hổ sao 12g, hy thiêm thảo chế mật 12g, thiên niên kiện 12g, tục đoạn 12g, dây gắm 12, dây đau xương 12g, gai tầm xoong 12g, kê huyết đằng (m.áu gà) 12g, thổ phục linh 16g, cam thảo 4h. Sắc uống 01 thang/ngày
– Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp , tê thấp : Rễ xấu hổ sao khô 20g, toàn cây lá lốt 20g. Sắc uống 01 thang/ngày
– Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính: Rễ xấu hổ 100g, sắc uống 01 thang/ngày. Liệu trình 10 ngày.
Rễ cây xấu hổ.
– Chữa đầy bụng chậm tiêu: Lá, cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc, uống sau bữa ăn trưa và tối.
– Chữa tăng huyết áp : Cây xấu hổ 6g, bông sứ cùi 6g, trắc bá diệp 6g, hà thủ ô 6g, hạt muồng ngủ sao 6g, lá vông nem 6g, tang ký sinh 8g, hoa đại 6g, đỗ trọng 6g, câu đằng 6g, kiến cò 6g, địa long 4g. Sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.
– Ngâm, xông, t ắ m chữa khớp
Bài 1- Thuốc tắm: Rễ xấu hổ 40g, lá long não 40g, tía tô 40g, đơn tướng quân 40g, quế chi 20g, toàn cây lá lốt 40g, hoắc hương 20g, hy thiêm thảo 20g, ngải diệp (ngải cứu) 20g.
Cách dùng: Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 01 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.
Bài 2 – Dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp: Rễ xấu hổ sao khô 40g, toàn cây lá lốt 40g, muối ăn vừa đủ. Sắc, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh chừng 20-30 phút khi nước thuốc còn ấm.
Sử dụng rễ cây xấu hổ để ngâm, xông, tắm chữa đau xương khớp.
3. Những lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ
– Cây có độc tính liều nhẹ nên không nên sử dụng số lượng lớn và liên tục. Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai.
– Gai xấu hổ có kích thước lớn nên rất ít gặp phải trường hợp uống phải gai xấu hổ khi sắc uống.
Ho và cách phòng ngừa
Thời tiết giao mùa thu đông, mọi người dễ bị cảm lạnh, cảm cúm xuất hiện triệu chứng ho.
Ảnh minh họa
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, phản xạ ho cũng là cách để cơ thể tự bảo vệ và chữa lành. Thông thường ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của các bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, trào ngược dạ dày thực quản hoặc do tác dụng phụ của vài loại thuốc tim mạch. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện ho dai dẳng trong nhiều tuần, sốt trên 38 0C, ho ra m.áu cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ xác định các bệnh lý nguy hiểm như lao, ung thư phổi,…
Ho khan là triệu chứng ho mãn tính không có đàm, thông thường do n.hiễm t.rùng đường hô hấp, viêm họng, hen suyễn, dị ứng. Ho khan thường kéo dài vài tuần sau khi bị cảm cúm, cảm lạnh.
Ho có đàm thường do viêm phế quản mạn tính. Đàm và các chất nhầy tiết ra sẽ chảy xuống họng kích thích trung tâm phản xạ ho gây nên tình trạng ho, triệu chứng xuất hiện khá nhanh kèm theo sốt, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ù tai.
Điều trị
– Thuốc chống dị ứng (antihistamin) có thể sử dụng để giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi do dị ứng dẫn đến phải thở bằng miệng gây khô họng và ho. Xịt mũi bằng các dung dịch có chứa muối đẳng trương hoặc chlorhexidine, nano bạc, tinh dầu bạc hà,…
– Có thể sử dụng các thuốc long đàm, các loại siro ho chiết xuất từ bạch chỉ, tía tô, hẹ, gừng, mơ, cam thảo, trần bì,…
– Thuốc kê đơn ức chế ho hoặc ho do n.hiễm t.rùng phải sử dụng theo đơn bác sĩ, ưu tiên kháng sinh nhóm Macrolide, với bệnh nhân 2 tháng không dung nạp hoặc quá mẫn với Macrolide có thể được thay thế bởi kháng sinh khác tác dụng đến sự viêm nhiễm đường hô hấp. Kháng sinh phải dùng liên tục ít nhất 1 tuần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh lờn thuốc.
– Ho khan là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc tim mạch, huyết áp nhóm ức chế men chuyển có hoạt chất perindopril, trường hợp này cần xin ý kiến bác sĩ để đổi thuốc.
– Ho do trào ngược dạ dày thực quản cần phải tránh ăn các chất dễ gây trào ngược như chocolate, caffeine, rượu và t.huốc l.á, đồng thời ngăn ngừa trào ngược dịch vị dạ dày bằng cách kê cao đầu, không ăn trong vài giờ trước khi đi ngủ, điều trị phối hợp thuốc ho với thuốc ức chế bơm proton bảo vệ bao tử.
– Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra với các biểu hiện lâm sàng như sốt kèm theo cảm giác lạnh; đau cơ, xương, khớp; đau đầu, mệt mỏi; sổ mũi và nghẹt mũi; viêm họng và ho; buồn nôn; mệt mỏi; rối loạn tiêu hóa; khó thở. Tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ho gà ở t.rẻ e.m. Lúc trẻ được 2 tháng t.uổi là thời điểm thích hợp để tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà.
Cách phòng ngừa
– Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách đeo khẩu trang, tránh để mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ho mãn tính, tránh để mắc các bệnh về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… có thể dẫn đến ho.
– Nên giữ ấm mũi, họng bằng cách mặc ấm, quàng khăn khi thời tiết lạnh; ăn uống thức ăn ấm nóng, hạn chế uống rượu, bia, t.huốc l.á, các chất kích thích; dinh dưỡng điều độ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật; phòng ngừa cảm cúm bằng cách tiêm phòng vắc xin; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe bất thường và điều trị kịp thời; vệ sinh răng miệng hàng ngày để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus.
– Nên súc họng bằng dung dịch chứa hoạt chất chlorhexidine, propolis, nước muối ngày 2 lần buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
– Nên làm sạch đường hô hấp bằng viên có chứa hoạt chất propolis keo ong. Uống mật ong pha với nước ấm 50 độ và chanh vào buổi sáng. Uống trà hoa cúc, trà gừng giàu chất kháng viêm. Thêm tỏi, gừng vào chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngậm sản phẩm có tinh dầu eucalyptin, menthol./.