Thế nào là quả cam đực và quả cam cái và nên chọn mua loại nào để được thưởng thức những múi cam ngon ngọt, mọng nước hơn?
Ngon và rất bổ dưỡng, lại phổ biến, dễ mua, giá cả hợp với túi t.iền số đông nên cam được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, chất lượng cam khác nhau không chỉ giữa các giống mà còn giữa các quả trong cùng một giống, một cây.
Khi mua cam bạn nên chọn quả cam đực hay quả cam cái?
Có lẽ rất nhiều người ngạc nhiên khi nghe khái niệm “quả cam đực” và “quả cam cái”. Thật ra đây chỉ là cách gọi từ xưa của nhiều người trồng cam, ngày nay không nhiều người biết đến.
Khi mua cam bạn nên chọn cam đực hay cam cái? Tốt nhất bạn nên chọn những quả “cam đực” có rốn nhỏ. (Ảnh: Sotsu)
Nói chung, việc phân chia cam đực và cam cái dựa vào phần quầng tròn bên dưới quả cam, còn gọi là rốn quả. Những quả có phần rốn to hơn là cam cái, còn rốn nhỏ hơn là cam đực.
Vậy khi mua cam bạn nên chọn cam đực hay cam cái? Theo Sohu, tốt nhất bạn nên chọn những quả cam đực có rốn nhỏ. Những quả rốn lớn thường tương đối khô và kém ngon.
Giáo sư Feng Shuangqing thuộc Trường Đại học Nông nghiệp của Trung Quốc cho biết: ” Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, khi chọn cam bạn nên chọn cam có rốn nhỏ hơn. Nếu cắt một quả cam ở phần rốn, bạn sẽ thấy một miếng cùi nhỏ có gân trắng xung quanh, nó không ngon. Những quả cam đực rốn nhỏ sẽ có vị thơm ngon và nhiều nước hơn. Rốn càng to hoặc nhô ra thì mùi vị càng kém và hàm lượng nước càng ít hơn“.
Một số người tin rằng cam có rốn lớn là của cam cái nên ngọt hơn. Nhưng thực ra điều này không đúng, rốn của quả cam thực ra chỉ là quả mà thôi, nếu rốn lớn quá thì bên trong sẽ có gân trắng và không mọng nước vì thế không ngon. (Ảnh: Gardening Know How)
Ngoài sự khác biệt về rốn, khi mua cam, bạn nên tránh những quả cam bị dập, vỏ không đều màu, hoặc những quả có cuống bị khô, héo, ố vàng hoặc đã rụng cuống. Những quả cam này đã được hái từ lâu và rất dễ bị hư hỏng, dù giá rẻ cũng không nên mua.
Ngửi mùi và nhìn hình dáng quả cam cũng là bí quyết giúp bạn chọn được những quả cam ngon, ngọt, mọng nước.
Bạn có thể dùng tay chà xát một chút, nếu ngửi thấy mùi cam rất rõ ràng đó là những quả cam rất tươi. Nếu bạn ngửi thấy mùi hăng thì có thể quả cam đã được người buôn đ.ánh bóng.
Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn những quả cam quá tròn mà hãy chọn những quả có hình bầu dục (còn gọi là những quả đứng thành), hai đầu nhọn và bụng to. Những quả cam đó ngọt và mọng nước hơn cam tròn.
Những lợi ích khi bạn thường xuyên ăn cam
Cam là loại trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn thường xuyên để nhận được những lợi ích về sức khỏe dưới đây:
Ăn cam thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư. (Ảnh: Btaskee)
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cam nhiều chất xơ, một quả cam cỡ trung bình cung cấp 11% nhu cầu chất xơ của cơ thể trong một ngày.
Ngoài việc giữ cho hệ tiêu hóa vận hành bình thường, chất xơ trong cam còn mang lại nhiều lợi ích khác, như duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.
Cam cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chống oxy hóa
Vitamin C có nhiều trong cam, là chất chống oxy hóa mạnh. Nó rất quan trọng trong việc đem lại cho bạn làn da căng mọng, trẻ trung. Vitamin C còn có vai trò bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, phục hồi tế bào và làm lành vết thương.
Giảm huyết áp
Cam là một nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào, cả hai đều giúp giảm huyết áp.
Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể
Cam chứa thiamine, một loại vitamin B, chiếm khoảng 8% lượng tiêu thụ hàng ngày đối với phụ nữ trưởng thành và 6% đối với nam giới trưởng thành.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người có lượng thiamine cao nhất sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Axit folic là loại vitamin B khác có trong cam, rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Phụ nữ mang thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai cần bổ sung nhiều axit folic trong chế độ ăn uống.
Người đàn ông ở Sóc Trăng mắc bệnh hiếm gặp ở 2 mắt
Người đàn ông ở tỉnh Sóc Trăng mắc bệnh lý “tồn tại màng đồng tử” đã tiến triển với độ dày, ảnh hưởng đến thị lực và mắc phải ở cả 2 mắt, ảnh hưởng gây đục thủy tinh thể.
Ngày 9-11, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết vừa ghi nhận ca bệnh lý “tồn tại màng đồng tử” hiếm gặp. Bệnh nhân là ông T.V.L (45 t.uổi; ngụ tĩnh Sóc Trăng), nhập viện trong tình trạng mắt nhìn mờ, mức độ màng che mờ trước đồng tử dày.
Hình ảnh trước khi cắt màng đồng tử (trái) và sau khi phẫu thuật cắt màng đồng tử (phải)
Ông L. cho biết nhận thấy bất thường như có vật gì che ở mắt, càng ngày ông càng nhìn mờ nên đến thăm khám tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ.
Tại đây, BS.CKII.Trần Văn Kết, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, trực tiếp thăm khám và chẩn đoán trường hợp ông L. mắc bệnh lý “tồn tại màng đồng tử” và được chỉ định phẫu thuật cắt màng đồng tử để đảm bảo thị lực nhìn rõ cho bệnh nhân.
BS.CKII Trần Văn Kết cho rằng đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại bệnh viện. “Tồn tại màng đồng tử” là một bệnh lý bẩm sinh do sự phát triển sai lệch của mống mắt, tạo nên những dãy xơ chắn trước đồng tử, ảnh hưởng đến thị lực người bệnh.
Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ khó phát hiện vì biểu hiện của bệnh lý này chỉ là nhìn không rõ, nhìn mờ. Nhưng theo thời gian, màng đồng tử trở nên dày hơn, lúc này bệnh nhân sẽ bị cản trở tầm nhìn.
Đặc biệt, khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc khi đi ngoài trời nắng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chói sáng, khó chịu hơn.
BS.CKII Trần Văn Kết thăm khám cho bệnh nhân trước phẫu thuật
Với những trường hợp “tồn tại màng đồng tử” dày, che khuất diện đồng tử, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực thì người bệnh phải được can thiệp điều trị sớm. Tùy theo tình trạng cụ thể mà có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt màng đồng tử.
Trong trường hợp màng đồng tử dính vào mặt trước thủy tinh thể có ảnh hưởng đục thủy tinh thể thì phẫu thuật thủy tinh thể kết hợp cắt màng đồng tử. Đối với trường hợp của ông L., “tồn tại màng đồng tử” đã tiến triển với độ dày, ảnh hưởng đến thị lực và mắc phải ở cả 2 mắt, ảnh hưởng gây đục thủy tinh thể, phải được điều trị bằng phẫu thuật cắt màng đồng tử.