Ngày 16.12, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết nữ bệnh nhân Đ.T.U (60 t.uổi, ở Ninh Thuận) bị đột quỵ đến 3 lần và đều được bác sĩ cứu sống kịp thời.
Theo đó, vào năm 2019 nữ bệnh nhân U. bị đột quỵ lần thứ nhất do tắc động mạch não giữa bên phải. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 vào khoảng giờ thứ 12 sau khởi phát. Bệnh nhân được lấy huyết khối bằng dụng cụ và mạch m.áu được tái thông hoàn toàn. Bệnh nhân xuất viện và phục hồi vận động bình thường.
Tuy nhiên, đến tháng 10.2023, bệnh nhân U. bị đột quỵ tái phát lần thứ 2 do tắc động mạch não giữa bên trái. Bệnh nhân cũng được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 và can thiệp lấy huyết khối thành công.
Bệnh nhân Đ.T.U đột quỵ 3 lần được cứu kịp thời. ẢnhNGUYỄN HUY THẮNG
Hai tuần sau đó, khi đến tái khám tại Bệnh viện Nhân dân 115 thì bệnh nhân này đột ngột liệt 1/2 người bên Phải.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh nhân U. bị tắc động mạch cảnh trong bên trái (động mạch trong hộp sọ). Bệnh nhân đã được can thiệp lấy huyết khối, tái thông hoàn toàn. Một tuần sau bệnh nhân xuất viện, dù chưa tự đi lại được, nhưng sức cơ tay và chân bên trái đã cải thiện đáng kể.
“Theo y văn, hiện nay, dù lấy huyết khối bằng dụng cụ là phương pháp điều trị đột quỵ cấp hiệu quả nhất, tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân phục hồi tốt chỉ vào khoảng 50%. Do vậy, khả năng thành công sau lần thứ hai sẽ thấp hơn rất nhiều, và cũng khó có cơ hội được can thiệp đến lần thứ 3. Có thể nói, đây là một trường hợp cực kỳ hy hữu”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng nói.
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, nguyên nhân gây ra 3 lần đột quỵ cho bệnh nhân U. đều do rung nhĩ.
“Điều này nói lên thực trạng đáng buồn tại Việt Nam là kém hiệu quả trong phòng ngừa đột quỵ tiên phát và thứ phát”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng nói.
98% ca không sử dụng thuốc kháng đông
Thông tin được PGS-TS Nguyễn Huy Thắng chia sẻ thêm là mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Tỷ lệ t.ử v.ong do đột quỵ chiếm từ 10-15%. Đột quỵ do rung nhĩ có tỷ lệ t.ử v.ong lên đến 40%. Nguyên nhân, rung nhĩ (rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều) thường tạo ra các huyết khối lớn, gây tắc một hoặc nhiều mạch m.áu não. Hơn 50% các trường hợp đột quỵ nặng là do nguyên nhân rung nhĩ.
“Mặc dù vậy, việc phòng ngừa đột quỵ đối với những bệnh nhân rung nhĩ khá ‘đơn giản’. Chỉ cần tuân thủ điều trị và duy trì thuốc kháng đông thường xuyên là có thể làm giảm 70% nguy cơ đột quỵ”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng khuyến cáo.
Nhưng theo ông Thắng, trên thực tế, khá nhiều bệnh nhân không có điều kiện duy trì thuốc kháng đông (không theo dõi được xét nghiệm khi sử dụng thuốc kháng đông, hoặc không có điều kiện kinh tế để sử dụng thuốc kháng đông mới, hoặc tâm lý chủ quan…).
“Tại Bệnh viện Nhân dân 115, trong số hơn 1.000 bệnh nhân bị đột quỵ do rung nhĩ, chỉ có 2% ca đang sử dụng thuốc kháng đông, còn 98% là các ca không sử dụng thuốc kháng đông. Như vậy, chỉ cần làm sao cho con số 98% các bệnh nhân này uống thuốc kháng đông trước đó, chúng ta đã giúp rất nhiều bệnh nhân tránh khỏi đột quỵ”, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng kêu gọi.
Đến viện tái khám muộn, người đàn ông đột quỵ ngay trước mặt bác sĩ
Người đàn ông bị rung nhĩ nhưng ngưng thuốc 2 ngày và tái khám muộn. Khi đang được bác sĩ thăm khám, ông bất ngờ bị đột quỵ với các biểu hiện liệt nửa người, méo miệng, nói đớ.
Bệnh nhân là ông H.V.M. (58 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang). Ông M. phát hiện bị rung nhĩ cách đây 7 năm, được chỉ định dùng thuốc kháng đông để dự phòng đột quỵ. Tuy nhiên, ông tái khám trễ và ngưng thuốc kháng đông trong 2 ngày.
Một tuần trước, khi đang được bác sĩ thăm khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, ông M. bất ngờ liệt nửa người trái, méo miệng, nói đớ. Bệnh nhân lập tức được chuyển xuống phòng Cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán ông bị đột quỵ có thể do thiếu m.áu não liên quan đến rung nhĩ.
Bệnh nhân nhanh chóng được chụp cắt lớp sọ não và mạch m.áu não và chuyển lên can thiệp nội mạch cấp cứu, lấy được cục m.áu đông, thông lại mạch m.áu. Sau can thiệp, người bệnh hồi phục tốt, chỉ còn yếu nhẹ tay trái.
Các bác sĩ đ.ánh giá, nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ bị nhồi m.áu não diện rộng, hư hại gần một nửa não bộ, nguy cơ phù não nặng nguy hiểm tính mạng hoặc liệt nửa người và rối loạn lời nói. Sau khi tình trạng ổn định, người bệnh được chỉnh liều kháng đông cho phù hợp để tiếp tục dùng thuốc lâu dài.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của rung nhĩ là đột quỵ.
=Trong trường hợp rung nhĩ, tần số của nhĩ đ.ập khoảng 300-600 lần/ phút, góp phần hình thành nên cục m.áu đông trong tim. Người bệnh và bác sĩ rất khó phát hiện ra cục m.áu đông vì chúng chưa có bất kỳ biểu hiện nào về sức khỏe. Nếu chúng có kích thước đủ lớn, chỉ khi tiến hành siêu âm tim, bác sĩ mới quan sát được.
Nếu cục m.áu đông bong tróc trôi ra bên ngoài hệ tuần hoàn gây tắc mạch m.áu, đặc biệt là mạch m.áu não, người bệnh sẽ gặp phải các khiếm khuyết về thần kinh. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp người bệnh rung nhĩ phòng ngừa tốt nguy cơ đột quỵ là sử dụng các loại thuốc kháng đông. Thuốc giúp ngăn cản sự hình thành cục m.áu đông bất thường trong cơ thể.
Hiệu quả điều trị rung nhĩ chỉ đạt được khi người bệnh uống thuốc đầy đủ, đúng liều, tuân thủ đúng chỉ định, duy trì liên tục. Thực tế có nhiều người bệnh vì lý do quên, bận rộn nên không uống đúng – đủ thuốc, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ cũng khuyến khích người nhà tích cực đồng hành để giúp đỡ người bệnh rung nhĩ trong việc ghi nhớ uống thuốc. Đồng thời, ghi nhớ lịch tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể đ.ánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ hiện tại và mức độ đáp ứng với thuốc.