Suy thận diễn biến âm thầm, bác sĩ khuyên đừng bỏ qua xét nghiệm vài chục nghìn

Suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt nên người trẻ dễ có tâm lý chủ quan, khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Gần đây, chồng tôi đi kiểm tra sức khỏe bất ngờ với chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối không rõ nguyên nhân. Xin bác sĩ tư vấn bệnh suy thận có tầm soát và phát hiện sớm được không? Lê Hoàng Hạnh (Thanh Trì, Hà Nội)

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Quang Hải – Trưởng khoa Thận – Tiết niệu – Lọc m.áu, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp tư vấn:

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người bị bệnh thận mạn tính, mỗi năm có thêm 8.000 ca mắc mới. Tỷ lệ người bệnh chuyển sang suy thận giai đoạn cuối chiếm 0,1% dân số.

Số bệnh nhân trẻ bị suy thận giai đoạn cuối ngày càng tăng do tâm lý chủ quan, ít để ý tới sức khỏe. Lối sống thiếu khoa học là yếu tố tăng các bệnh lý trong đó có suy thận. Nhiều người có dấu hiệu mệt mỏi nhưng không đi khám, đến khi triệu chứng nặng thì thận đã suy, không phục hồi.

suy than dien bien am tham bac si khuyen dung bo qua xet nghiem vai chuc nghin 9ca 7051089

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. Ảnh: Phương Thúy

Tnh trạng người trẻ tăng huyết áp, đái tháo đường nhưng chưa được chẩn đoán khiến nguy cơ suy thận càng cao hơn. Triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu thường âm thầm, khi biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối, chức năng suy giảm nghiêm trọng.

Khi đi khám sức khỏe tổng quát, mọi người cần kiểm tra chức năng thận qua xét nghiệm nước tiểu để biết nồng độ albumin. Xét nghiệm này chỉ tốn vài chục nghìn đồng.

Người dân không nên chủ quan với các biểu hiện thoáng qua của sức khỏe, cần khám sàng lọc hằng năm, cần biết chỉ số huyết áp, mỡ m.áu, đường huyết và không nên lười làm xét nghiệm nước tiểu.

Với những người có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp cần phải tuân thủ điều trị, tránh biến chứng suy thận. Đối với người bệnh suy thận, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp, cân nặng, cholesterol, hàm lượng đường trong m.áu, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Người bị rối loạn lipid m.áu cần lưu ý gì?

Rối loạn lipid m.áu là một trong những nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tim mạch cùng nhiều biến chứng khác.

Rối loạn lipid m.áu ngày càng trở nên phổ biến do lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học của nhiều người trẻ hiện nay.

nguoi bi roi loan lipid mau can luu y gi 3b9 7050881

Rối loạn lipid m.áu là một trong những nguy cơ dẫn đến các vấn đề về tim mạch cùng nhiều biến chứng khác. Ảnh minh họa

Rối loạn lipid m.áu xảy ra như nào?

Rối loạn lipid m.áu là tình trạng xảy ra khi các thành phần lipid m.áu bị mất cân bằng, bị tăng cao hoặc thấp hơn so với mức bình thường như: Cholesterol LDL tăng cao, cholesterol HDL giảm, chất béo trung tính ở mức độ cao. Lipid m.áu gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng có 2 loại lipid nhiều nhất và có nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe là:

Cholesterol: Gồm hai loại là cholesterol LDL (còn gọi là cholesterol xấu) góp phần hình thành các mảng bám trong mạch m.áu và cholesterol HDL (còn gọi là cholesterol tốt) có khả năng loại bỏ LDL-C ra khỏi m.áu.
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính: Được tạo thành từ axit béo và glycerol. Khi bạn nạp vào quá nhiều calo, cơ thể sẽ chuyển đổi calo thừa thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ. Cơ thể sẽ giải phóng chất béo trung tính này khi cần năng lượng.

Phân loại và dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid m.áu

Rối loạn lipid m.áu được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát.

Rối loạn lipid m.áu nguyên phát: Do yếu tố di truyền, gây ra bởi đột biến gen đơn hoặc nhiều gen, dẫn đến sản xuất quá mức hoặc thiếu hụt trong việc thanh lọc chất béo trung tính và cholesterol.

Rối loạn lipid m.áu thứ phát: Do các yếu tố đến từ lối sống thiếu lành mạnh, các bệnh lý đang mắc phải. Tình trạng này chiếm 30-40% tổng số trường hợp rối loạn lipid m.áu.

Các dấu hiệu thường gặp

Phần lớn người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị rối loạn lipid m.áu khi đi khám sức khỏe, xét nghiệm m.áu. Khi nặng, gặp các biến chứng thì các dấu hiệu mới rõ rệt như:

Đau tức ở ngực.

Khó thở.

Tim đ.ập nhanh.

Ngất xỉu,…

Một số dấu chứng đặc hiệu ở ngoại biên của rối loạn lipid m.áu bao gồm: u vàng trên da vùng trên mí mắt, u vàng gân, u vàng dưới màng xương, xuất hiện ban vàng ở lòng bàn tay.

Sự nguy hiểm khi bị rối loạn lipid m.áu

Rối loạn lipid m.áu là bệnh lý khá nguy hiểm. Hầu hết không phát hiện bệnh sớm, khiến bệnh diễn tiến xấu trong thời gian dài, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đó là:

Xơ vữa mạch m.áu

Nồng độ cholesterol LDL trong m.áu cao quá mức sẽ bắt đầu lắng đọng lại trong thành mạch. Cùng với một số chất khác, nó sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, khiến cho thành mạch dày lên, trở nên xơ cứng, giảm lưu thông m.áu hoặc gây tắc nghẽn hoàn toàn trong lòng mạch. Khi bị xơ vữa động mạch, bệnh nhân có nguy cơ bị nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ, tắc mạch m.áu chi…

Nhồi m.áu cơ tim

Các mảng xơ vữa quá lớn và bị vỡ ra làm tắc nghẽn sự lưu thông m.áu nuôi cơ tim, hậu quả là gây c.hết cơ tim một cách ồ ạt cấp tính hay còn gọi là nhồi m.áu cơ tim.

Đột quỵ tim

Trong trường hợp rối loạn lipid m.áu gây hình thành các mảng xơ vữa tại động mạch tim, dẫn đến thiếu m.áu cục bộ, hoại tử mô cơ tim, suy tim cấp.

Bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân bị rối loạn lipid m.áu lâu ngày có thể kéo theo tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, gây ra bệnh đái tháo đường. Khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 1 cũng sẽ bị giảm đi nếu mức cholesterol LDL tăng quá cao. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, thường có xu hướng tăng LDL và giảm HDL.

Viêm tụy

Triglyceride tích tụ lại quá nhiều dẫn đến viêm tụy, viêm tụy cấp. Nếu không được xử trí kịp thời, viêm tụy cấp có thể dẫn đến suy cơ quan, viêm tụy hoại tử n.hiễm t.rùng, t.ử v.ong.

Nhồi m.áu não

Ở bệnh nhân bị rối loạn lipid m.áu, có sự hình thành mảng xơ vữa tại động mạch não, nguy cơ rất cao dẫn đến nhồi m.áu não. Bởi các mảng xơ vữa này sẽ tích tụ lại ngày càng nhiều, làm giảm sự lưu thông m.áu đến não, hoặc bị vỡ ra gây tắc hoàn toàn.

Gan nhiễm mỡ

Khi có quá nhiều chất béo trong gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn nhưng vẫn không thể xử lý được hết gây tổn thương gan, các chất béo tích tụ lại quá nhiều dẫn đến gan nhiễm mỡ.

nguoi bi roi loan lipid mau can luu y gi 29f 7050881

Rối loạn lipid m.áu là bệnh lý khá nguy hiểm. Hầu hết không phát hiện bệnh sớm, khiến bệnh diễn tiến xấu trong thời gian dài, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Cần làm gì để hạn chế rối loạn lipid m.áu?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì những thay đổi trong đời sống của người bệnh là cần thiết.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Đó là: cắt giảm bớt lượng chất béo bão hòa và tăng cường chất béo có nguồn gốc từ thực vật.

Không nên ăn quá nhiều mỡ lợn, da gà, bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt, các thực phẩm chứa nhiều đường…Hạn chế sử dụng những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp. Bồ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơNên có thói quen vận động, tập luyện điều độ mỗi tuần với các bài tập phù hợp với độ t.uổi, tình trạng sức khỏe. Việc tập thể dục cũng hỗ trợ hiệu quả, giúp bạn giảm cân, duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, cải thiện tình trạng rối loạn lipid m.áu.Tránh các chất kích thích.

Nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, để phát hiện sớm rối loạn lipid m.áu và có phương pháp điều trị phù hợp.

Rèn luyện thân thể, chơi các môn thể thao phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *