Từng bị coi là rau dại, công dụng bất ngờ của rau càng cua đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

Trước đây rau càng cua từng bị xem là rau dại, chỉ cho gia súc ăn. Nhưng ngày nay rau càng cua được chế biến thành các món ăn đầy dinh dưỡng và là dược liệu được dùng trong điều trị bệnh.

Rau càng cua là rau gì?

Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là một loại rau dại mọc quanh năm ở nơi mát và ẩm ướt và thường có chiều cao 1545 cm, có thân mọng nước, lá hình tim, hạt nhỏ dễ phát tán đi xa. Khi vò hay nghiền nát, rau có mùi thơm nhẹ, the mát tương tự như mù tạt. Loại rau dân giã này thuộc họ hồ tiêu, họ cây có khoảng 12 chi với 3.000 chủng loại.

Rau càng cua có các thành phần dinh dưỡng gì?

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần dinh dưỡng của rau càng cua với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten (t.iền vitamin A), sắt, kali, magiê, vitamin C…

Cụ thể, 100gram rau càng cua cung cấp 24 calo cho cơ thể, gồm:

277mg kali;

224mg canxi;

62mg magiê;

5.2 mg vitamin C.

Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người và cần thiết bổ sung cho cơ thể.

tung bi coi la rau dai cong dung bat ngo cua rau cang cua doi voi suc khoe khong phai ai cung biet 59c 7051085

Rau càng cua là một loại rau dại mọc quanh năm ở nơi mát và ẩm ướt.

Rau càng cua có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trên VietnamNet, Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, ngoài được sử dụng để chế biến món ăn rau càng cua còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Rau càng cua mọc dại, có rất nhiều tên gọi khác nhau theo vùng miền như rau tiêu, đơn buốt, quỷ châm thảo, thích châm thảo, cương hoa thảo hay rau đơn kim.

Trước đây, người dân thu dọn như cỏ dại vì rau mọc ở các vùng đất ẩm, góc vườn… Ngày nay, rau càng cua trở thành món nhiều người mê, giá thành khá cao. Có thể dùng rau càng cua trộn salad, gỏi, nấu canh hoặc có thể ép trực tiếp lấy nước uống.

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện càng cua rất nhiều dưỡng chất đặc biệt là kali. Ngoài ra, càng cua còn chứa Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hằng ngày cũng là cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do trong cơ thể.

Ăn rau càng cua giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạnh nhờ hàm lượng chất xơ cao. Các khoáng chất như kali, magie tốt cho kiểm soát chỉ số huyết áp, giảm mỡ m.áu, giảm chỉ số đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch.

Rau càng cua còn tốt cho sự phát triển của xương, được dùng trị bệnh loãng xương ở người lớn và chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Càng cua còn chứa hợp chất beta – carotene (t.iền vitamin A) tốt cho thị lực.

Trong Đông y, rau càng cua có tính hàn, vị chua cay giúp bổ âm, dưỡng huyết, tiêu độc thanh nhiệt, thông ứ, chỉ thống, lợi cả về đại lẫn tiểu tiện. Khi có các biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột cũng có thể dùng rau càng cua để chữa bệnh.

Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, đau nhức xương khớp… Vì rau càng cua có tính giải nhiệt, vị lại hơi chua, mọng nước nên có tác dụng giải khát cũng rất tốt.

tung bi coi la rau dai cong dung bat ngo cua rau cang cua doi voi suc khoe khong phai ai cung biet 82e 7051085

Rau càng cua có tính giải nhiệt nên tác dụng giải khát cũng rất tốt.

Những đối tượng nào không nên ăn rau càng cua?

Rau càng cua lợi tiểu, chứa nhiều nước, do đó không nên ăn nhiều vào buổi tối.

Người bị dị ứng, hen suyễn và có t.iền sử hen suyễn nên tránh không ăn.

Người có cơ thể hàn, chân tay lạnh cần thận trọng khi sử dụng loại rau này.

Những bài thuốc hay từ rau càng cua

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, một số bài thuốc từ rau càng cua có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh:

Chữa viêm họng, khản tiếng: Rửa sạch rau càng cua, sau đó nhai ngậm hoặc xay nước uống ngày 50-100g.

Chữa thiếu m.áu: Lấy 100g rau càng cua rửa sạch bóp với giấm, đem xào với thịt bò, ăn vài lần trong tuần.

Chữa tiểu gắt, tiểu khó: Ăn sống rau càng cua hoặc nấu nước uống ngày 150-200g.

Chữa đau lưng cơ co rút: Sắc rau càng cua uống mỗi ngày 50-100g.

Chữa nhiễm khuẩn đầu ngón tay (chín mé): Rau càng cua 100-150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.

Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: Ăn sống rau càng cua hoặc xay nước uống hoặ giã đắp ngoài da.

Chữa sốt rét, đau đầu: Nghiền lá rau càng cua ra dùng đắp.

Rau càng cua làm món gì?

tung bi coi la rau dai cong dung bat ngo cua rau cang cua doi voi suc khoe khong phai ai cung biet d9b 7051085

Một số món ăn ngon từ rau càng cua.

Dưới đây là một số gợi ý làm món ăn từ rau càng cua:

Rau càng cua trộn thịt bò: Dùng rau càng cua làm món trộn với thịt bò sẽ hấp dẫn các thành viên trong gia đình. Đây là món ăn nhìn rất tươi ngon, hương vị chua ngọt của rau xanh với vị đạm đà của thịt bò rất thích hợp làm món khai vị ngon miệng.

Gỏi rau càng cua: Có thể làm gỏi rau càng cua với thịt gà; gỏi rau càng cua tôm; rau càng cua trộn trứng tùy theo sở thích. Món ăn lạ miệng này sẽ hấp dẫn các thành viên trong gia đình.

Canh rau càng cua với thịt băm: Trong bữa cơm hàng ngày có thể chế biến rau càng cua nấu canh với thịt băm giúp thanh nhiệt cơ thể.

Mướp đắng rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn cùng những thực phẩm này

Mướp đắng là loại rau củ tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên có một số thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn cùng mướp đắng.

Quả mướp đắng từ lâu đã là nguyên liệu được nhiều chị em nội trợ yêu thích vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, có hương vị hấp dẫn.

Ngoài ra mướp đắng cũng rất tốt cho sức khoẻ nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của mướp đắng và những người được khuyến cáo không nên ăn mướp đắng.

Tác dụng của mướp đắng với sức khoẻ

Mướp đắng có tính hàn, mát nên tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, trị rôm sảy.

Mướp đắng chứa lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như chất xơ, canxi, kali, photpho, các nhóm vitamin B gồm: vitamin B9, B3, B5, B6, B2, B1; đặc biệt vitamin C trong mướp đắng rất cao.

Vì thế ăn mướp không chỉ bổ dưỡng mà còn mát và đẹp. Với chị em, mướp đắng là bài thuốc quý nhờ tác dụng sáng da và hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.

Mướp đắng khô tác dụng tương tự mướp đắng tươi. Các hợp chất glycosid không những hạ mỡ m.áu mà còn có tác dụng hạ đường huyết, là loại thực phẩm phù hợp cho những người có nền bệnh mỡ m.áu cao hoặc tiểu đường.

Mướp đắng giúp giảm xơ gan, viêm gan, táo bón, tăng khả năng miễn dịch.

Mướp đắng cực kỳ ít calo và có thể tạo cảm giác no lâu hơn- nên có thể trở thành thực phẩm giảm cân hiệu quả.

Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào thịt bò, hay nộm mướp đắng chua ngọt. Mướp đắng cũng dễ ăn sống với món mướp đắng thái mỏng ăn kèm ruốc, hoặc ăn cùng muối vừng, rất bùi và ít đắng.

muop dang rat bo duong nhung khong nen an cung nhung thuc pham nay 91b 7049082

Những thực phẩm không nên ăn cùng mướp đắng

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, mướp đắng rất tốt cho sức khoẻ nhưng không nên kết hợp với một số thực phẩm sau:

– Bạn cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày.

– Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.

– Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong m.áu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong m.áu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.

Trên đây là những tác dụng của mướp đắng cũng như những thực phẩm không nên kết hợp cùng mướp đắng. Hãy ăn mướp đắng đúng cách nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *