Việt Nam còn bao nhiêu liều vaccine COVID-19?

Số vaccine COVID-19 đang dự trữ tại Kho của Viện Vệ sinh dịch tễ TW đang được bảo quản chặt chẽ, đúng quy trình số vaccine COVID-19… Hiện có khoảng gần 50.000 người đăng ký tiêm vaccine COVID-19.

Thông tin tại hội thảo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về chính sách công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân do Bộ Y tế tổ chức chiều nay, 19/12, PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết hiện nay ở Kho của Viện Vệ sinh dịch tễ TW đang bảo quản hơn 432.000 liều vaccine COVID-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024.

“Số vaccine COVID-19 này để dự trữ cho những vùng có ổ dịch, có nguy cơ cao”- PGS.TS Dương Thị Hồng nói và cho biết hiện có khoảng gần 50.000 người đăng ký tiêm vaccine COVID-19.

Theo khuyến cáo chuyên môn những người thuộc nhóm nguy cơ cao như cán bộ y tế, người có bệnh nền, người mắc bệnh mạn tính… thì nên tiêm mũi 4. Chương trình tiêm chủng mở rộng đang bảo quản chặt chẽ, đúng quy trình số vaccine COVID-19 trên.

viet nam con bao nhieu lieu vaccine covid 19 ff5 7052595

PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết hiện nay ở Kho của Viện Vệ sinh dịch tễ TW đang bảo quản hơn 432.000 liều vaccine COVID-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024.

Với việc tiêm vaccine COVID-19, Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025 của Bộ Y tế nêu rõ, việc xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vaccine phòng chống COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao.

Lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện chưa có khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 hàng năm, tuy nhiên dựa trên những yếu tổ thực tiễn như biến chủng mới của COVID-19 thì có thể có khuyến cáo mới tiếp theo. Bộ Y tế đã có kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 của năm 2023, hiện việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn miễn phí.

Hiện nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19 và là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới.

Tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 t.uổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi đạt 69,4%; tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên đạt 82,1%; tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 t.uổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%; tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi đạt 92,5% và 76,7%.

Đối với công tác phòng, chống COVID-19, tại cuộc gặp gỡ cung cấp thông tin báo chí tháng 12 do Bộ Y tế vừa tổ chức, TS Hoàng Minh Đức thông tin, tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

viet nam con bao nhieu lieu vaccine covid 19 d1e 7052595

Tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh.

Tại Trung Quốc, ngày 13/11/2023 đã thông báo về việc gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp; đồng thời ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở t.rẻ e.m xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc Trung Quốc. Ngày 26/11/2023, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã họp báo và nhận định nguyên nhân chính là do hiện đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường.

Tại Malaysia, Singapore số mắc COVID-19 theo tuần ghi nhân gia tăng từ 50-100%; tại Singaore, số nhập viện do COVID-19 ghi nhận tăng khoảng 65% trong tuần từ 26/11-02/12/2023. Cơ quan Y tế các quốc gia này nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng giao thương trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

Hơn 98% người dân TP.HCM có kháng thể ngừa COVID-19

Một nghiên cứu khảo sát mức độ miễn dịch cộng đồng trên 839 mẫu huyết thanh của người dân TP. HCM chỉ ra, hơn 98% có kháng thể ngừa COVID-19.

Ngày 28/11, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, qua nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phối hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) cho thấy, có hơn 98% người dân TP.HCM có kháng thể phòng ngừa COVID-19.

Công trình khoa học điều tra này do Sở Y tế TP.HCM đặt hàng, để đ.ánh giá mức độ miễn dịch cộng đồng của người dân TP sau giai đoạn TP trở thành tâm dịch COVID-19 khốc liệt nhất và nhất là sau giai đoạn TP đã nỗ lực triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

hon 98 nguoi dan tphcm co khang the ngua covid 19 289 6767957

Hình minh hoạ.

Vào tháng 9/2022, nhóm nghiên cứu đã chọn mẫu ngẫu nhiên có bảo đảm tính đại diện cao về độ t.uổi (từ 0 đến trên 70 t.uổi), giới tính và các khu vực địa lý khác nhau trên địa bàn TP.

Có 839 người được thu thập mẫu huyết thanh để đo các kháng thể kháng protein N (anti-N protein) nhằm đ.ánh giá tỷ lệ người dân từng nhiễm SARS-CoV-2 và tỷ lệ người dân có kháng thể kháng protein S (anti-Spike protein) để đ.ánh giá người dân đã có kháng thể phòng ngừa, bảo vệ do được chủng ngừa COVID-19 hoặc nhiễm bệnh trước đó.

Kết quả cho thấy, có 88,2% trong tổng số 839 mẫu thu nhận có kháng thể kháng N protein; 98,7% người dân có kháng thể kháng protein S từ nhiễm tự nhiên hoặc đã tiêm vaccine.

Trong đó, kháng thể kháng protein N là kháng thể chỉ xuất hiện từ việc nhiễm COVID-19 tự nhiên hoặc sau khi tiêm vaccine bất hoạt Sinopharm.

Tỷ lệ dương tính với kháng thể này ở các nhóm t.uổi khác nhau trong nhóm nghiên cứu phân bố khá tương đồng. Kết quả này cũng tương đồng kết quả nghiên cứu đ.ánh giá đáp ứng miễn dịch ở nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (có 371 trong tổng số 400 nhân viên được khảo sát đã từng nhiễm nCoV, chiếm tỷ lệ 93%).

Từ đây, nhóm nghiên cứu kết luận tính đến tháng 9/2022 có 88% người dân TP.HCM từng nhiễm nCoV. Dựa vào tình hình dịch tễ chung của TP và thời điểm mở cửa trường học sau Tết Nhâm Dần (tháng 3/2022), cùng lúc với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, Sở Y tế nhận định làn sóng Omicron là tác nhân chính của việc nhiễm tự nhiên ở người dân trên địa bàn.

Về kháng thể kháng protein S (từ nhiễm tự nhiên hoặc do tiêm vaccine), tỷ lệ dương tính khá tương đồng ở tất cả các địa bàn được khảo sát. Tỷ lệ cao người dân có kháng thể cho biết độ phủ của vaccine cũng như vai trò của nhiễm tự nhiên trong việc tạo kháng thể kháng nCoV trong cộng đồng.

Chỉ còn một tỷ lệ rất nhỏ (1,3%) người dân không có kháng thể kháng protein S. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ không được bảo vệ trước SARS-CoV-2, vì đợt khảo sát này không đ.ánh giá đáp ứng miễn dịch tế bào.

Sở Y tế TP.HCM thông tin, kết quả phân tích nồng độ kháng thể kháng protein S ở nhóm t.uổi 12 trở xuống cho thấy nhóm này có xu hướng thấp hơn so với các nhóm t.uổi còn lại. Điều này phù hợp với thực tế về độ phủ vaccine ở nhóm này thấp hơn so với các nhóm t.uổi còn lại. Tuy nhiên, mức ngưỡng nồng độ kháng thể dương tính bao nhiêu là bảo đảm đạt mức độ bảo vệ trước biến chủng Omicron hiện nay các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tìm hiểu, chưa có đủ cơ sở khoa học để xác định.

Theo Sở Y tế, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khảo sát diễn tiến huyết thanh học cộng đồng trong đợt tháng 12/2022 và mối liên quan giữa dữ liệu về kháng thể với mức độ nặng của bệnh theo các nhóm t.uổi trên địa bàn TP.HCM để có thể xem xét đ.ánh giá thêm mức độ hiệu quả của miễn dịch cộng đồng đối với SARS-CoV-2.

Với kết quả khảo sát này, ngành Y tế kêu gọi người dân TP.HCM hãy cùng có trách nhiệm bảo vệ và duy trì miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 bằng cách cho người thân trong gia đình và t.rẻ e.m (từ 5 t.uổi trở lên) đi tiêm vaccine COVID-19 nếu chưa tiêm và tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung đúng theo quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *